TTLV: Khảo sát sự nghiệp dịch thuật và trước tác của Tùng Vân - Nguyễn Đôn Phục trên Nam Phong tạp chí

Thứ hai - 29/12/2014 03:48

    THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên:  Đỗ Thị Lan                       

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 02/09/1988

4. Nơi sinh: Ân Thi – Hưng Yên

5. Quyết định công nhận học viên số: 2119/2011/QĐ-XHNV-SĐH. Ngày 01 tháng 11 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: “Khảo sát sự nghiệp dịch thuật và trước tác của Tùng Vân - Nguyễn Đôn Phục trên Nam Phong tạp chí”

8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam                          Mã số: 60 22 01 21

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Ngọc Vương  Công tác tại: khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

1. Nam Phong tạp chí là một tờ báo có tiếng được ra đời từ năm 1917 – 1934. Tờ báo ra đời do Đế quốc Pháp chủ trương, nhằm phục vụ chính sách cai trị của Thực dân Pháp tại Việt Nam. Tạp chí do Phạm Quỳnh làm chủ bút phần chữ Quốc ngữ và phần văn, Nguyễn Bá Trác làm chủ bút phần chữ Nho. Sau một thời gian ngắn hoạt động, với sự khéo léo của người đứng đầu, chủ bút Phạm Quỳnh đã chuyển nội dung của tạp chí hướng về học thuật, tìm hiểu các nền văn hóa Đông – Tây, đặc biệt là văn hóa Việt Nam với mục đích nâng cao dân chí và dân khí. Sau mười bảy năm tích cực hoạt động liên tục (1917 – 1934) Nam Phong tạp chí đã xuất bản được 210 số báo, với khoảng 35.000 trang chữ Quốc ngữ, chữ Pháp và chữ Nho. Đây là một tài liệu vô cùng quý giá về văn học cũng như văn chương, đề cập nhằm đối mặt với văn minh cơ khí và và hóa phương Tây mà đế quốc Pháp muốn áp đặt nhằm tẩy nền Nho học lâu đời của cha ông ta. Giá trị của Nam Phong rất lớn về mọi mặt: Chính trị xã hội, Lịch sử, Văn hóa…

2. Nguyễn Đôn Phục là một tác giả cộng tác thường xuyên với  Nam Phong tạp chí. Tên tuổi của ông xuất hiện dày đặc trên các trang báo.Tuy vậy, bạn đọc trong thế hệ ngày hôm nay ít người biết đến.

3. Nguyễn Đôn  Phục là một tác giả thuộc thế hệ cựu học. Tác giả là người có kiến thức uyên thâm sâu rộng, là người sống có tâm có tình với những người xung quanh, yêu quê hương đất nước, điều này được thể  hiện rất rõ trong những lời tự tình của các tác phẩm kí. Ông sinh ra và lớn lên trong thời đại có nhiều đổi thay về mọi mặt, đặc biệt là ngôn ngữ có sự giao tranh giữa chữ nho và chữ  quốc ngữ, văn hóa Đông  - Tây,  nếp nghĩ mới – cũ…. Nhưng tác giả có con mắt rất tinh tường trong việc nhìn nhận đánh giá những diễn biến giao tranh đổi thay của từng hiện tượng từng thời khắc trong xã hội ấy. Những quan điểm của ông  cho đến thời điểm ngày nay vẫn hết sức đúng đắn.

Nhìn lại sự nghiệp của Tùng Vân trên  Nam Phong tạp chí  trong suốt khoảng 15 năm thuộc ba lĩnh vực: dịch thuật, biên khảo, sáng tác đáng để chúng ta thấy đáng nể phục. Ở mỗi lĩnh vực ông lại có những thành công riêng nhất định.

Chúng ta có thể khẳng định lại, những sáng tác của ông đã làm nên một Nguyễn Đôn Phục khác với Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Bá Học hay bất kì tác giả cựu học nào khác trên tờ báo bởi đó là những sáng tác được viết ra từ những phút trải lòng, những xúc cảm thật sự và những trăn trở suy ngẫm chiêm nghiệm của chính tác giả trước cuộc sống, trước sự thay đổi mạnh mẽ trong xã hội. Nhờ vốn kiến thức sâu rộng về nho học và quan điểm tư duy đổi mới nên Tùng Vân đã có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực khác nhau, tên tuổi của ông  thật sự chiếm vị trí quan trọng trên tờ báo này.

11. Khả năng ứng dụng dụng trong thực tiễn:

Luận văn có thể là tài tiệu tham khảo bổ ích cho sinh viên ngành văn học.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Do Thi Lan                                  2. Sex: Female

3. Date of birth: September 2nd, 1988                4. Place of birth: An Thi – Hung Yen

5. Admission decision number: 2119/2011/QĐ-XHNV-SĐH dated 01/11/2011 of Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: “Compiling works of Nguyen Don Phuc on Nam Phong Journal”

8. Major: Vietnamese Literature                         9. Code: 60 22 01 21

10. Supervisor: Prof. PhD. Tran Ngoc Vuong, Faculty of Literature, VNU University of Social Sciences and Humanities

11. Summary of the findings of the Thesis:

1. Nam Phong Journal, a well-known journal, came into being from 1917 to 1934. This Journal was found under the policy of French Empire in order to serve the governance policies of French Colonialists in Vietnam. Editor-in-chief of the Journal’s Vietnamese alphabet and wordings was Mr. Pham Quynh, and Editor-in-chief of the Journal’s Han script was Mr. Nguyen Ba Trac. After a short period of operation, with the skillfulness of the leader, Mr. Pham Quynh changed contents of the journal with focuses on academic issues and Eastern and Western cultures, especially Vietnamese culture with a purpose of raising the people’s intellectual level and spirit. After 17-year period of continuous operation (1917 – 1934), Nam Phong Journal published 210 volumes with about 35,000 pages in Vietnamese alphabet, French and Han script. This was a very precious literature material used to cope with mechanical civilization and Western culture that French Colonialists wanted to impose to boycott long-standing Confucianism of ancestors. Nam Phong Journal was of great importance in all aspects: politics, society, history, culture, etc.

2. Nguyen Don Phuc was an author who regularly collaborated with Nam Phong Journal. His name appeared continuously on articles. However, there are a few readers of current generation knowing him.

3.  Nguyen Don Phuc is one of the formers scholars. The author had profound and wide knowledge and a heart to heart with people and loved his hometown and country. This is clearly reflected in words in his works and notes. He was born and grew up in the context of changes in all aspects, especially fights of languages between Han script and Vietnamese script, Eastern and Western culture and new – old way of thinking, etc. But the author had a keen eye for recognizing and assessing the development of fights and changes of each phenomenon in every moment in that society. But so far, his views have been true.

Looking back on the career of Tung Van in Nam Phong Journal during 15 years in three areas including translation, compiling and composition, we have great respect for him. In each field, he had certain success.

We can affirm that his works made Nguyen Don Phuc differ from Nguyen Huu Tien, Nguyen Ba Hoc or any other former scholars on newspapers because they were written from minutes of his feeling expression, true emotions, concerns, thoughts and experiments towards life and dramatic changes in society. Thanks to extensive knowledge about Confucianism, innovative perspective and thinking Tung Van was present in almost all different areas, his name really appeared in an important position in this newspaper.

12. Practical applicability:

The thesis can be a reference for students majoring in Literature.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây