Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: ĐÀM LÊ DUYÊN 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 04/ 02/ 1989
4. Nơi sinh: Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận học viên số: 4295/ 2016/QĐ_XHNV ngày: 16/ 12/ 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: “Đào tạo tiếng Việt cho học viên quân sự quốc tế tại một số Học viện, Nhà trường Quân đội”.
8. Chuyên ngành: Việt Nam học ; Mã số: 60220113
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc, Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, trường Đại Học KHXH&NV, ĐHQGHN.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Việc giảng dạy tiếng Việt cho học viên quốc tế ở Việt Nam từ lâu đã trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng. Nghị quyết số 29 Hội nghị TW8 (khóa XI) đã nhấn mạnh “đẩy mạnh công tác hội nhập quốc tế nhằm góp phần nâng cao vị thế và phát triển không gian đất nước ”, là một trong những nhiệm vụ đòi hỏi sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong đó có quân đội. Góp phần thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ Quốc Phòng và các Học viện, Nhà trường Quân đội đã xác định mở rộng quy mô đào tạo tiếng Việt trong quân đội và coi việc dạy tiếng Việt cho học viên quân sự quốc tế như một “như một nhiệm vụ trọng yếu, có tính chiến lược, mang ý nghĩa chính trị và ngoại giao”. Thực tế, trong nhiều năm qua công tác đào tạo tiếng Việt cho học viên quân sự quốc tế tại một số Học viện, Nhà trường có đào tạo tiếng Việt như Học viện Khoa học Quân sự, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự Vihempich, Đoàn 871- Tổng cục Chính trị, Học viện Quân y…đã đạt được nhiều thành tích. Đến nay, đã có gần 30 nước gửi học viên quân sự nước ngoài đến Việt Nam để đào tạo tiếng Việt, nhiều học viên sau khi học xong đã trở thành phiên dịch viên cho Bộ Quốc Phòng, tùy viên quân sự hoặc giữ nhiều chức vụ quan trọng khác…nhưng bên cạnh đó công tác đào tạo cũng gặp phải một số khó khăn về chương trình, đối tượng học viên, thiết bị dạy và học, cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy… Trong khi đó, những tài liệu để đưa ra những giải pháp cho công tác đào tạo tiếng Việt còn ít và chỉ khai thác một vài khía cạnh chứ chưa có tính khái quát, chuyên sâu. Chính vì những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Đào tạo tiếng Việt cho học viên quân sự quốc tế tại một số Học viện, Nhà trường Quân đội”. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về số lượng người học, thực trạng người dạy và nguồn học liệu liên quan đến quá trình đào tạo tiếng Việt cho các học hiên quốc tế tại một số Học viện, Nhà trường quân đội ở nước ta; đặc biệt là tại Học viện Khoa học Quân sự. Từ kết quả khảo sát, luận văn đã làm rõ và nổi bật thực trạng quá trình đào tạo tiếng Việt cho học viên quân đội quốc tế ở nước ta từ trước tới nay trên các bình diện: người học – người dạy và học liệu, liên quan đến cả kĩ năng và phương pháp trong dạy và học tiếng Việt. Chúng tôi hi vọng, kết quả của đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích, bổ sung vào hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Việt cho học viên quân sự quốc tế tại các Học viện, Nhà trường Quân đội nói chung và tại Học viện Khoa học Quân sự nói riêng.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Ở chương 2 chúng tôi có đề xuất một số giải pháp và ở chương 3 đã ứng dụng một số giải pháp tại Học viện Khoa học Quân sự và bước đầu đạt được những kết quả tốt.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : DAM LE DUYEN 2. Sex: Female
3. Date of birth: 04/ 02/ 1989 4. Place of birth: Thai Nguyen
5. Admission decision number: 4295/ 2016/QĐ_XHNV Dated 16/ 12/ 2019
6. Changes in academic process: .......................................................................
7. Official thesis title: “Vietnamese language training for international military students at some Military Institutes and Schools”
8. Major: Vietnamese studies 9. Code: 60220113
10. Supervisors: Assoc. Prof. PhD. Nguyen Van Phuc
11. Summary of the findings of the thesis:
Teaching Vietnamese for international students in Vietnam has long been an important task. Resolution No. 29 of the Central Conference 8 (11th session) emphasized "promoting international integration to contribute to improving the position and developing the country space", which is one of the tasks that require effort and close coordination between levels and sectors including the military. Contributing to this task, the Ministry of Defense and Military Academies and Colleges have determined to expand the scale of Vietnamese language training in the army and consider teaching Vietnamese to international military students as a " as a crucial, strategic, political and diplomatic mission. ” In fact, for many years, the training of Vietnamese language for international military students at some institutes and schools with Vietnamese training such as Military Science Academy, The Army officer College No1, The Army officer College No2, Vihempich Military Technical Officer College, Union 871 - Political General Department, Military Medical Academy ... have achieved many good results. Nearly 30 countries have sent now foreign military students to Vietnam to train Vietnamese, many students after completing their studies have become interpreters for the Ministry of Defense, military attaches or hold many important positions...besides, the teaching also faces a number of difficulties in the program, students, teaching and learning equipment, facilities, teaching methods ... Meanwhile, documents to provide solutions for Vietnamese language training are few and only exploit in some aspects that are not general and intensive. For these reasons, we have chosen the topic "Training and teaching Vietnamese language for international military students at some Military Academies and Colleges". We conducted a survey on the number of learners, the status of teachers and the source of learning materials related to the Vietnamese training process for international students at some Military Institutes and Schools in our country; especially at the Military Science Academy. From the survey results, the thesis has clarified and highlighted the reality of the Vietnamese training process for international military students in our country so far on the aspects: learners - teachers and learners, related to both skills and methods in teaching and learning Vietnamese. We hope that the results of the thesis will be is a useful reference and supplement to the system of solutions to improve the quality of Vietnamese language teaching for international military students at Military Academies, Colleges in general and at the Military Science Academy in particular.
12. Practical applicability, if any: In Chapter 2 we have proposed some solutions and in Chapter 3, some solutions have been applied at the Military Science Academy and initially achieved good results.
13. Further research directions, if any: ..............................................................
14. Thesis-related publications: ........................................................................
(List them in chronological order)
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn