Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Hoàng Thị Nga
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 17/01/1976
4. Nơi sinh: Bắc Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số 4295/QĐ-XHNV ngày 16/12/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không.
7. Tên đề tài luận văn: Vận dụng lý thuyết di động xã hội để xây dụng chính sách thu hút nhân lực R&D tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
8. Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ.
9. Mã số: 60340412.
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Thanh Trường
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn được thiết kế gồm 3 chương nhằm xây dựng chính sách thu hút nhân lực R&D cho Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam thông qua việc vận dụng lý thuyết di động xã hội.
Thông qua việc làm rõ các khái niệm và các mối liên hệ cơ bản như: nhân lực R&D, chính sách nhân lực, chính sách thu hút nhân lực R&D, lý thuyết di động xã hội, và vận dụng lý thuyết di động xã hội trong chính sách nhân lực… luận văn đã xây dựng khung lý thuyết khoa học về vận dụng lý thuyết di động xã hội trong thiết kế chính sách thu hút nhân lực R&D cho viện nghiên cứu.
Từ thực trạng chính sách thu hút nhân lực R&D và hiện trạng nhân lực KH&CN của Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, tác giả phân tích và làm rõ thực trạng chính sách thu hút, cũng như các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong thu hút nhân lực R&D tại đây bao gồm: thiếu những thiết chế đem lại sự tưởng thưởng xứng đáng cho các đóng góp khoa học của nhân lực R&D, thiếu các hình thức thỏa đáng khuyến khích sự di động của nhân lực R&D, và thiếu “lực hút khoa học” với vai trò là một trung tâm KH&CN quốc gia.
Từ tiếp cận của lý thuyết di động xã hội, luận văn đề xuất chính sách thu hút nhân lực R&D cho Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam tập trung vào triết lý tạo thuận lợi cho sự tuần hoàn chất xám giữa các tổ chức khoa học công nghệ thay cho tư tưởng bảo lưu chất xám hay chống chảy máu chất xám. Các giải pháp chính sách cụ thể sẽ tập trung vào các nội dung sau: Thúc đẩy các chương trình gắn kết viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong thúc đẩy nhân lực R&D, thuê chuyên gia bên ngoài VAST tham gia vào hoạt động nghiên cứu và dài hạn, kết nối lại nhân lực R&D đã di động sang các tổ chức KH&CN khác, ưu đãi tuyển dụng theo nhiệm vụ KH&CN dựa trên mạng thông tin nhân lực R&D, học bổng của viện hàn lâm và thiết lập các “cực hút” về văn hoá khoa học cho Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận văn làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học có liên quan đến chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ. Đồng thời kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được xem xét để áp dụng và triển khai trong công tác quản lý nhân lực KH&CN tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp vận dụng lý thuyết di động xã hội để xây dựng chính sách quản lý nhân lực R&D tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
1. (2018): Khai quật và bảo tồn di chỉ khảo cổ tiền sử trong hang động núi lửa ở Krong No, Đắk Nông Province, Kỷ yếu hội thảo Quốc tế - Hội nhập Quốc tế về Bảo tồn cơ hội và thách thức cho các giá trị di sản văn hóa.
ISBN: 978-604-73-6535-7
2. (2019) Di sản hang động núi lửa ở Krong No tỉnh Đắk Nông, Tuyển tập báo cáo hội thảo và hội nghị sơ kết giữa kỳ chương trình Tây Nguyên 2016-2020.
ISBN: 978-604-913-801-0
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Hoang Thị Nga 2. Sex: Female
3. Date of birth: 17 January 1976 4. Place of birth: Bac Ninh provin
5. Admission decision number: 4295/QĐ-XHNV, dated 16/12/2016 of The Rector of Vietnam National University - University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi (VNU - USSH)
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Application of social mobility in building R&D human resource policy at Vietnam Academy of Science and Technology.
8. Major: Science and Technology Management 9. Code: 60340412
10. Supervisors: Assoc. Prof. Đao Thanh Truong.
11. Summary of results of the thesis:
The thesis is prepared with 3 chapters to build policies to attract R&D human resources at Vietnam Academy of Science and Technology through the application of social mobility theory.
Through clarifying concepts and basic relationships such as R&D human resources, human resources policies, R&D human resources policy, social mobility theory, and application of social mobility theory in human resources policy ... the thesis has developed a scientific theoretical framework on the application of social mobility theory in the design of policies to attract R&D human resources of the Academy.
From reality of R&D human resource policies and S&T human resources of Vietnam Academy of Science and Technology, the author analyzes and clarifies current situation as well as the reasons for the limitations in attracting R&D human resources, including: the lack of appropriate method for institutions that give rewards for scientific contributions of R&D human resources, the lack of incentives for mobility of R&D human resources, and the lack of "scientific attraction" as a role of a national S&T Center.
From the approach of social mobility theory, the thesis proposes policies to attract R&D human resources to the Vietnam Academy of Science and Technology, focusing on the philosophy of facilitating the circulation of gray matter among public science and technology organizations instead of the idea of gray matter preservation or anti-brain drain. Specific policy solutions will focus on the following details: developing joint programs between research institutes and businesses in promoting R&D human resources mobility , hiring experts outside VAST to participate in long-term research and training activities, reconnecting R&D human resources who have transferred to other S&T organizations, offer preferential recruitment under S&T tasks based on R&D human resources information network scholarship of the Academy, and establish "attention" about scientific culture for Vietnam Academy of Science and Technology.
12. Practical applicability: The thesis serves as a reference for graduate students related to the Science and Technology Management major. At the same time, the research results of the thesis can be considered for application and implementation in the management of S&T human resources at the Vietnam Academy of Science and Technology.
13. Further study: continue to research and propose solutions to apply social mobility theory to develop R&D human resource management policy at Vietnam Academy of Science and Technology.
14. Thesis-related publications:
1/ (2018) Excavation and conservating prehistoric archeallogical site in vocanic cave C6-1 in moutainin Krong No, Dak Nong province. International integration of conservation opportunities and challenges for cultural heritage values
ISBN: 978-604-73-6535-7.
2/ (2019) Volcanic cave heritage system in Krong No, Dak Nong province. Series of reports and mid-term preliminary conference of Central Highlands program 2016-2020.
ISBN: 978-604-913-801-0.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn