TTLV: Địa điểm khảo cổ học Đông Lâm (Hiệp Hòa, Bắc Giang) và một số vấn đề thời đại kim khí ở Bắc Giang

Thứ sáu - 29/06/2018 02:30

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Thân Thị Hằng

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 19/05/1986

4. Nơi sinh: Bắc Giang

5. Quyết định công nhận học viên số: 2811/2016/QĐ-XHNV ngày 18 tháng 8 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Địa điểm khảo cổ học Đông Lâm (Hiệp Hòa, Bắc Giang) và một số vấn đề thời đại kim khí ở Bắc Giang

8. Chuyên ngành: Khảo cổ học                  Mã số: 60.22.03.17

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Gia Đối - Phó Viện trưởng - Viện Khảo cổ học

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Tổng quan về địa điểm khảo cổ học Đông Lâm, trong đó nêu rõ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và lịch sử văn hóa của khu vực Hiệp Hòa, Bắc Giang. Từ đó thấy được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với việc hình thành một không gian văn hóa cổ xưa. Đồng thời cho thấy được lịch sử vùng đất cũng như truyền thống văn hóa, bổ sung thêm vào bức tranh văn hóa cổ khu vực. Ngoài ra, cũng tìm hiểu quá trình phát hiện và nghiên cứu, hệ thống lại các tư liệu về Đông Lâm từ trước đến nay.

Khu di chỉ Đông Lâm thuộc xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang được phát hiện năm 1968. Sau đó di chỉ được cán bộ Viện Khảo cổ học kết hợp với Bảo tàng Bắc Giang khai quật lần thứ nhất năm 1968 và khai quật lần thứ 2 vào năm 2002. Kết quả của hai cuộc khai quật cho thấy, đây là một di chỉ cư trú của người Việt cổ ven bờ sông Cầu. Về mặt niên đại và tính chất, các nhà Khảo cổ học bước đầu nhận định: di chỉ Đông Lâm có niên đại thuộc thời đại đồng thau, tính chất địa điểm này có những yếu tố của loại hình văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn (loại hình Đường Cồ) trong đó lớp Đồng Đậu và Gò Mun là nổi bật nhất. Luận văn tổng hợp lại các kết quả khai quật và nghiên cứu chính đặc biệt là 2 cuộc khai quật năm 1968 và 2002. Trong đó làm rõ vấn đề địa tầng, hệ thống di tích, di vật qua các cuộc khai quật tại Đông Lâm.

Đông Lâm là một địa điểm khảo cổ học quan trọng của thời đại Kim khí Bắc Giang. Nó có vai trò quan trọng trong việc nhận thức về thời đại Kim khí ở Bắc Giang. Đề tài cũng làm rõ mối quan hệ trong không gian và thời gian của địa điểm Đông Lâm với một số di tích đồng đại khác.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy Đông Lâm là một di chỉ có tiềm năng rất lớn về khảo cổ học. Di chỉ này cần được tiếp tục khai quật và nghiên cứu.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc văn hóa, quá trình phát triển của Đông Lâm, đồng thời có những nghiên cứu về đời sống văn hóa và tinh thần cư dân cổ ở đây.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Thân Thị Hằng 2018. Mối quan hệ giữa di chỉ Đông Lâm (Hiệp Hòa, Bắc Giang) và một số di tích khác. Trong Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2017. Nxb.KHXH.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Than Thi Hang                       2. Sex: Female

3. Date of birth: 19/05/1986                       4. Place of  birth: Bac Giang

5. Admission decision number: 2811/2016/QĐ-XHNV Dated: 18/08/2016 from Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title: Dong Lam site (Hiep Hoa, Bac Giang) and some issues of the Metal Age in Bac Giang province

8. Major: Archaeology                                Code: 60.22.03.17

9. Supervisors: Dr. Nguyen Gia Doi- Vice Director- Instutite of Archaeology

10. Summary of the findings of the thesis:

The first is an overview of Dong Lam archaeological site, including geographic location, natural conditions and cultural history of Hiep Hoa District, Bac Giang province. This is base for us to understand the advantages and disadvantages of natural conditions for the formation of an ancient cultural space. It does not only show the history of the region but also cultural traditions that supplement to the ancient cultural picture of the area. In addition, the author also investigated and re-documented the process of discovering and researching of the Dong Lam site so far.

The Dong Lam site is located in Huong Lam commune, Hiep Hoa district, Bac Giang province. It was firstly discovered in 1968 and excavated twice in the same year and 2002 by the Institute of Archeology and Bac Giang Museum co-operations. The results of these excavations showed that it was a residence of ancient Vietnamese people on the Cau River’s bank. Researching on date and property system, the archaeologists initially commented that the Dong Lam site belonged to the Metal Age with featured elements of Dong Dau, Go Mun and Dong Son (Duong Co type) cultures which Dong Dau and Go Mun layers are the most prominent. This thesis summarizes the results of excavations and research at the Dong Lam site, especially the ones in 1968 and 2002 to clarify the issues of stratigraphy, relics and artifacts found here.

Thus, Dong Lam site can be seen as an important archeological site of the Bac Giang province. It did not play an important role in understanding the Metal Age in Bac Giang but also clarified the relationship with other archaeological sites in area.

11. Practical applicability, if any:

Research results show that Dong Lam is a site with great potential for archeology. This site needs to be further excavated and researched.

12. Further research directions, if any:

Understanding more about the cultural origins, the development of Dong Lam site, cultural life and spirit of ancient residents here.

13. Thesis-related publications:

Than Thi Hang 2018. The relationship between Dong Lam site (Hiep Hoa, Bac Giang) and some other relics. In the new discoveries on archaeology 2017.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây