TTLV: Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam)

Thứ năm - 28/06/2018 03:14

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Văn Mạnh            

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 05/02/1982

4. Nơi sinh: Hải Dương

5. Quyết định công nhận học viên số: 4295/2016/QĐ-XHNV, ngày 16 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam)

8. Chuyên ngành: Khảo cổ học                     Mã số: 60.22.03.17

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hồng Kiên –Viện Khảo cổ học

11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

- Tổng quan về địa điểm khảo cổ học Triền Tranh, trong đó nêu rõ về mối quan hệ của di tích Triền Tranh trong tổng thể các di tích Chămpa ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Từ đó thấy được tâm quan trọng của vùng Amaravati xưa gồm Thánh địa Mỹ Sơn - Cụm di tích Chiêm Sơn Tây - Thành Trà Kiệu - Thương cảng Chămpapura (Hội An - Cù Lao Chàm). Trên tuyến đường thủy là dòng sông Thu Bồn kết nối các địa điểm và một con đường bộ đi từ Trà Kiệu đến khu vực Chiêm Sơn Tây rồi men theo sườn núi thấp của dãy Úc Đạp đi đến Thánh địa Mỹ Sơn. Đến nay, Mỹ Sơn đã được xác định là Thánh địa tôn giáo, Trà Kiệu là kinh đô cổ Simhapura và Hội An - Cù Lao Chàm là Thương cảng Chămpapura xưa, nhưng Triền Tranh - nằm giữa trục đường từ Trà Kiệu đi Mỹ Sơn, là một cụm phế tích kiến trúc đền tháp lớn nhưng lại chưa xác định được vai trò và vị trí rõ ràng trong tổng thể các kiến trúc còn lại. Do vậy, cụm di tích này có vai trò quan trọng trong nghiên cứu về Khảo cổ và văn hóa Chămpa ở vùng đất Quảng Nam.

- Tổng hợp lại các kết quả nghiên cứu về ngói Chămpa từ trước cho tới nay, đặc biệt là cuộc khai quật di tích Triền Tranh năm 2015. Trong đó, làm rõ vấn đề địa tầng, hệ thống loại hình di vật ngói vật qua cuộc khai quật tại di tích Triền Tranh. Từ đó thấy được di tích Triền Tranh là một di tích có vị trí quan trọng của vùng Amaravati xưa.

- Lý giải về các loại hình ngói, giả thiết về bộ mái của kiến trúc dạng nhà của kiến trúc Chămpa thông qua đặc trưng của loại hình ngói và cách thức lợp của bộ mái Chămpa và có những so sánh với các loại hình ngói lợp kiến trúc của văn hóa Đại Việt ở miền bắc văn hóa Óc Eo ở miền nam và các loại hình ngói ở các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Qua đây ta có thể khẳng di tích Triền Tranh có vị trí quan trọng trong việc nhận thức về kiến trúc cũng như vị trí quan trọng của nó trong tổng thể các di tích Chămpa trên vung đất Duy Xuyên, Quảng Nam cũng như tổng thể các di tích Chămpa ở miền trung Việt Nam.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Qua kết quả nghiên cứu, thấy được sự cần thiết phải có một nghiên cứu tổng thể về các loại hình ngói và cách thức sử dụng trong kết cấu bộ mái kiến trúc dạng nhà của kiến trúc Chămpa. Đồng thời có những hoạt động phát huy giá trị tài liệu hiện vật trong công tác trưng bày, tuyên truyền về lịch sử văn hóa vùng đất.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 

Tìm hiểu sâu về vai trò và vị trí của di tích trong tổng thể các di tích Chămpa ở vùng đất Duy Xuyên, Quảng Nam đồng thời có những phân tích về đời sống văn hóa và tinh thần của cư dân nơi đây.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Trần Quý Thịnh, Nguyễn Ngọc Quý, Nguyễn Văn Mạnh, Trương Hữu Nghĩa 2016, “Di tích Khảo cổ hoc Triền Tranh (Duy Xuyên, Quảng Nam). Nhận diện những giá trị cơ bản qua cuộc khai quật năm 2015”, Nxb. Khoa học Xã hôi, Hà Nội.

Nguễn Văn Mạnh, 2016, “Gốm Đại Việt ở di tích Triền Tranh Duy Xuyên Quảng Nam” trong Thông báo khảo cổ học năm 2016.

Trần Quý Thịnh, Nguyễn Ngọc Quý, Nguyễn Văn Mạnh và đoàn khai quật 2016, “Khai quật di tích Triền Tranh Duy Xuyên Quảng Nam” trong Thông báo khảo cổ học năm 2016

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Van Manh                 2. Sex: Male

3. Date of birth: 05/02/1982                        4. Place of birth: Hải Dương

5. Admission decision number: 4295/2016/QĐ-XHNV  Dated: 16/12/2016 from Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title:  Champa roof tiles in Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam)

8. Major: Archaeology                                  Code: 60.22.03.17

9. Supervisors: Dr. Nguyễn Hồng Kiên - Institute of Archeology

10. Summary of the findings of the thesis:

- Overview of Trien Tranh archeological site, which clearly states the relationship of Tranh Tranh relics in the whole of the Cham monuments in Duy Xuyen, Quang Nam. From there, the heart of the ancient Amaravati area includes the My Son Sanctuary - Chiem Son West relic complex - Thanh Tra Kieu estuary - Champpapura commercial port (Hoi An - Cu Lao Cham). On the waterway, the Thu Bon River connects the sites and a road from Tra Kieu to the Chiem Son Tay area and follows the low ridge of the Australian mountain range to My Son. To date, My Son has been identified as a religious shrine, Tra Kieu is the ancient capital of Simhapura and Hoi An - Cu Lao Cham, the ancient port of Champpapura, but Trien Tranh - located between Tra Kieu road to My Son, is a large cluster of architectural remains of the temple tower, but has yet to identify its role and position in the rest of the architecture. Thus, this cluster plays an important role in the study of Cham culture and culture in the land of Quang Nam.

- To sum up the results of research on Champa tile to date, especially the excavation of the Relic Triangle in 2015. In particular, to clarify the problem of strata, Excavation at the site of Tranh Painting. From there is a relic of Tranh Tranh is an important site of the ancient Amaravati.

- Explanation of the type of roof tile, the assumption of the roof of the architecture of the house of Champa architecture through the characteristics of the type of tile and the way of roofing of the Champa roof and the comparison with the type of roofing tiles the architecture of Dai Viet culture in the north of Oc Eo culture in the south and the types of tile in the countries in Southeast Asia.

Here, we can say that Trien Tranh is an important place in the realization of architecture as well as its important position in the whole of Champa monuments in the area of ​​Duy Xuyên, Quang Nam as well as the whole Relics of Champa in central Vietnam.

11. Practical applicability, if any:

Based on the research results, it is necessary to have a comprehensive study on the types of tile and how it is used in the architectural structure of the house of Champa architecture. At the same time, there are activities promoting the value of materials in exhibiting and propagating the cultural history of the land.

12. Further research directions, if any:

Deep understanding of the role and location of the monument in the whole of the Champa relics in the Duy Xuyen area, Quang Nam, while also analyzing the cultural and spiritual life of the residents here.

13. Thesis-related publications:

Tran Quy Thinh, Nguyen Ngoc Quy, Nguyen Van Manh, Truong Huu Nghia 2016, "Archaeological Relics Trien Tranh (Duy Xuyen, Quang Nam). Identify the basics through the excavation in 2015 ", Nxb. Social Science, Hanoi.

Nguyen Van Manh, 2016, "Dai Viet Pottery at Duy Xuyen Contemporary Painting Site in Quang Nam" in Archaeological Notices of 2016

Tran Quy Thinh, Nguyen Ngoc Quy, Nguyen Van Manh and the 2016 Excavation Delegation, "Excavation of Duy Xuyen Contemporary Monuments in Quang Nam" in Archaeological Notices of 2016

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây