TTLV: Định hướng việc làm của sinh viên ngành Xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại Khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn & Đại học Công đoàn)

Thứ ba - 26/07/2016 04:53

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lê Hải Nam

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 25/7/1991

4. Nơi sinh: Trạch Xá, Tân Hồng, Bình Giang, Hải Dương. 

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Định hướng việc làm của sinh viên ngành Xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại Khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn & Đại học Công đoàn)

8. Chuyên ngành:  Xã hội học                   Mã số: 60.31.03.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa - Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được chia thành 2 chương và một số kết luận, khuyến nghị.

Chương 1, Nhìn tổng quát, nội dung chương 1 nhằm giúp cho người đọc hiểu được các khái niệm có nhiều liên quan đến việc làm và cơ sở lý luận của chủ đề nghiên cứu. Chẳng hạn, về các khái niệm, luận văn tập trung nêu và phân tích khái niệm về việc làm, thất nghiệp, sinh viên, nghề nghiệp, thị trường lao động, khu vực làm việc.

Tương tự, về cơ sở lý luận nghiên cứu, luận văn  sử dụng các thuyết hành động xã hội, lý thuyết xã hội hóa, thuyết cấu trúc chức năng, cách giải thích tâm lý học  và quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về định hướng việc làm của sinh viên, thanh niên hiện nay vào chủ đề nghiên cứu.

Chương 2, luận văn tập trung nêu và phân tích thực trạng định hướng việc làm, khu vực việc làm và định hướng giá trị việc làm của sinh viên ngành Xã hội học. Về thực trạng định hướng việc làm, luận văn đề cập đến định hướng về nơi làm việc, các khu vực làm việc của sinh viên. Trong đó, định hướng về nơi làm việc của sinh viên bao gồm làm việc tại Hà Nội và các khu vực khác. Định hướng các khu vực làm việc của sinh viên gồm khu vực Nhà nước, Tư nhân, Liên doanh, Tự tạo việc làm. Định hướng giá trị việc làm cũng là nội dung quan trọng của chương 2 gồm việc làm ổn định, có thu nhập cao, được xã hội nể trọng, theo sở thích và đúng chuyên môn.

Trên cơ sở nội dung của chương 2, luận văn nêu lên một số kết luận về định hướng việc làm của sinh viên và các khuyến nghị về chính sách việc làm của Nhà nước, quản lý và đào tạo của nhà trường, cũng như trách nhiệm của sinh viên trong điều kiện hiện nay.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị đối với công tác nghiên cứu, quản lý nguồn nhân lực, chính sách việc làm của sinh viên tốt nghiệp và nhất là góp phần giúp cho công tác đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với tình hình thực tiễn của thị trường lao động, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp của sinh viên trong điều kiện hiện nay.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 

13. Các công trình đó công bố có liên quan đến luận văn:

 

MASTER’S THESIS INFORMATION

1. Full name: Le Hai Nam                     2. Sex: Male

3. Date of birth: 25/ 7/ 1991                  4. Place of  birth: Hai Duong Province

5. Graduate student recognized by the decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH, dated 31/12/2014, by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University.

6. Changes in academic process: No

7. Title of dissertation: Employment orientation of students in Sociology: Studies at the Faculty of Sociology of the University of Social Sciences and Humanities & Trade Union University)

8. Major: Sociology                              Code: 60.31.03.01

9. Scientific guide person: Assoc.Prof. Nguyen Thi Kim Hoa - University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University

10. Summary results of the thesis:

Chapter 1 of the thesis tries to help the reader understand the concepts such as the concept of employment, unemployment, student, profession or career, labor market, work area that are more relevant to employment and theoretical basis of the research topic.

Similarly, on the basis of theoretical studies, this dissertation also utilizes social action theory, socialization theory, theory of functional structure, interpretation psychology and the views of the Communist Party and State of Vietnam the employment orientation of students, young people today on research topics.

Chapter 2 of the thesis focuses on and analyzes the actual situation of job orientation, job sector and employment value orientation of students in Sociology. On the status quo of job orientation, the thesis mentions about workplace orientation, the working area of ​​the student including working in Hanoi and other areas. Orientation of working areas of student includes the state sector, privatization, joint venture or self employment. Employment value orientation is also an important content of Chapter 2 including stable job, high income, highly respected employment by society, according to professional interests and major.

On the basis of the contents of chapter 2, the thesis tries to propose some suggestions or recommendation on student employment and employment policies of the State, management of the education and training, as well as responsibilities of students in the current conditions.

11. Applicability in reality

The thesis is a value added to the source of references for further research, human resource management, employment policies of graduates and especially contributes to the training of human resources matching with the real situation of the labor market in order to reduce unemployment of students in the current conditions.

12. Suggested follow-up research:

13. Publishes related to the thesis:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây