TTLV: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định

Thứ năm - 28/07/2016 02:33

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thi Anh Tú   

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 04/01/1981

4. Nơi sinh: Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Định

5. Quyết định số: 3215/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Không

7. Tên đề tài luận văn: "Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định".

8. Chuyên ngành: Du lịch                                Mã số:

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng - Giảng viên Khoa Du lịch Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Dựa trên thực trạng du lịch Nam Định, nhằm đưa du lịch Nam Định phát triển hơn nữa, xứng tầm tiềm năng, tác giả đề tài đã đưa ra một số giải pháp để việc bảo tồn các di sản văn hóa được chú trọng hơn nữa, hướng tới phục vụ du lịch bền vững. Qua đó giúp ngành du lịch Nam Định thấy được nhiệm vụ của mình trong chiến lược phát triển. Để du lịch Nam Định phát triển hơn trong tương lai, công tác bảo tồn di sản văn hóa cần phải được chú trọng, phải giữ gìn, bảo vệ để các giá trị nguyên gốc của di sản tồn tại lâu dài. Khai thác di sản đồng thời gắn với việc đảm bảo giữ nguyên vẹn, nguyên nghĩa giá trị của các di sản vật thể và phi vật thể trong quá trình khai thác. Có kế hoạch trùng tu, xử lý kịp thời với những di sản vật thể có nguy cơ bị xuống cấp trên cơ sở giữ lại yếu tố gốc, đúng Luật Di sản.

Tóm lại, luận văn đã góp phần khẳng định vai trò, tầm quan trọng của các di sản văn hóa tỉnh Nam Định trong đời sống và phát triển du lịch, giúp chính quyền địa phương và các doanh nghiệp du lịch định hướng sản phẩm du lịch mới nhằm hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch tỉnh Nam Định; đồng thời có nhận định đúng mức đối với giá trị các di sản trong tỉnh nhằm hoạch định những chủ trương, giải pháp bảo tồn phù hợp. Từ đó luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản văn hóa của Nam Định.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Các giải pháp đưa ra trong luận có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn.  Nhận thức được tính cấp thiết của việc nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch Nam Định để việc bảo tồn không chỉ là trách nhiệm của toàn xã hội mà còn là trách nhiệm của riêng ngành du lịch. Thực hiện tốt công tác này sẽ duy trì được nguồn tài nguyên du lịch và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch tỉnh Nam Định.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 

13. Các công trình đó công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Anh Tu                          2. Sex: Female         

3. Date of birth: 04/01/1981                                  4. Place of birth: Nam Dinh city

5. Admission decision number:  3215/QĐ-XHNV-SĐH  Dated 31/12/204

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Tourism development associated with the preservation of historical-cultural relics in Nam Dinh province.

8. Major: Tourism studies                                     Code:

9. Supervisors: Associate Proffessor, Dr. Nguyen Pham Hung, the lecturer of the University of Social Science and Humanities, VietNam National University, HaNoi.

10. Summary of the findings of the thesis:

On a basis of the reality of tourism operation in Nam Dinh province, the author of the thesis has proposed a number of measures in the conservation of relics, attached much importance to this job, aimed at promoting the tourism agency toward sustainable development. Thereby, travel agency in Nam Dinh can determine their tasks in the strategies of tourism development. With a view to enhancing tourism activities in the future, the work of preserving and promoting cultural heritage values must be paid more attention. Heritage exploitation is also associated with keeping the original values of tangible and intangible heritage. There needs a plan of restoration and timely treatment of the tangible heritage at a risk of downgrade according to Heritage Law.

In conclusion, the thesis has contributed to confirm the role, significance of the historic-cultural relics of the province, which would help the local authorities and tourism business orient new tourist products and perfect this system; and also give a right evaluation on the value of the provincial relics. On this basis, the thesis has put forward some solutions aiming to expand travel agency associated with preservation for the provincial historic-cultural heritage.

11. Practical applicability, if any:

The measures proposed in the thesis tre of great significance in the practice. Awareness of the urgent need for conservation of historic-cultural relics is not only the responsibility of the tourism industry but of the whole society as well. Doing this task well helps maintain the resource of tourism, also guarantees the sustainable development of Nam Dinh tourism.

12. Further research directions, if any: 

13. Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây