TTLV: Khảo sát tiểu loại động từ cảm nghĩ, nói năng qua các hội thoại trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Thứ năm - 28/07/2016 02:29

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Đỗ Thị Trang                         

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 05/06/1988

4. Nơi sinh: Quảng Châu – Quảng Xương – Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ–XHNV-SĐH Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Kéo dài thời gian bảo vệ luận văn 8 tháng (từ tháng 1- 8/2016 để hoàn thành chứng chỉ B1 tiếng Anh).

7. Tên đề tài luận văn: Khảo sát tiểu loại động từ cảm nghĩ, nói năng qua các hội thoại trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                             Mã số: 60.22.02.40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Đinh Kiều Châu – Khoa Ngôn ngữ học

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi chỉ tập trung vào hai bộ giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Đó là bộ giáo trình của Nguyễn Việt Hương và bộ giáo trình của Viện Việt Nam học do Đoàn Thiện Thuật làm chủ biên.

Luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Luận văn đã khảo sát động từ cảm nghĩ, nói năng trong một số tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã phân loại riêng biệt tiểu loại động từ cảm nghĩ và tiểu loại động từ nói năng.

Chương 3: Luận văn đã đưa ra một số nhận xét sau khi khảo sát động từ cảm nghĩ, nói năng như: Sự phân bố động từ cảm nghĩ, nói năng theo trình độ; các dẫn chứng trong nhiều tài liệu đôi khi còn mang tính hàn lâm, cứng nhắc, thiếu linh hoạt; bên cạnh đó, luận văn còn đưa ra những đề xuất, góp ý để cho các tài liệu giảng dạy tiếng Viêt cho người nước ngoài trở nên hoàn thiện và sinh động hơn.

Cái mới của đề tài là chỉ ra các nét nghĩa trong các ngữ cảnh giao tiếp cụ thể của động từ cảm nghĩ, nói năng. Từ đó, giúp người học dễ hiểu, linh động hơn khi giao tiếp với người bản ngữ.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu thiết thực đối với giáo viên và học viên, giúp cho việc nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt; đồng thời, luận văn cũng cho thấy được bản sắc ngôn ngữ - văn hóa riêng, khá độc đáo trong giao tiếp, ứng xử của người Việt, từ đó tạo nên sự tò mò, hứng thú đối với học viên.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Do Thi Trang                           2. Sex: Female

3. Date of birth: June 05, 1988                      4. Place of birth: Quang Chau, Quang Xuong, Thanh Hoa

5. Admission decision number:  2998/2013/QĐ–XHNV–SĐH, dated: 30/12/2013 issued by Rector of University of Social Sciences and Humanities

6. Changes in academic process: Extension of period for thesis defence by 8 months (from 01/2016 to 08/2016 to achieve B1 Certificate for English skills)

7. Official thesis title: To investigate and sort feeling – verbs and talking – verbs in conversation in several instances of teaching Vietnamese to foreigners and related documents.

8. Major: Linguistics                                   Code: 60.22.02.40

9.. Supervisors: Dr. Dinh Kieu Chau -  Linguistics Department

10. Summary of the findings of the thesis:

In the survey, we just focused on two most popular textbooks that teaching Vietnamese for foreigners in Vietnam.

The first one is Nguyen Viet Huong's textbook and the second one belongs to the Vietnamese Institute of which Đoan Thien Thuat is the chief author.

The thesis comprises of 3 chapters:

Chapter 1: Foundation

Chapter 2: The thesis surveyed the feeling verbs and talking verbs in several teaching Vietnamese for foreigners documents. In the survey, we also categorized sub type feeling verbs and subtype talking verbs.

Chapter 3: The thesis gave comments about feeling verbs and talking verbs after the survey;

the distribution of feeling verbs and talking verbs currently proves, in many academic documents to be inflexible. Besides, the thesis also gave advice on how to make teaching Vietnamese to foreigners documents more engaging and accessible.

The new topic shows the different meanings of feeling verbs and talking verbs in different contexts, so the students can easily understand the core ideas of a lesson and it allows then to be more flexible when talking with native speakers.

11. Applicability in practice:

The results of the thesis will be useful documents for lecturers and students, raising the quality of teaching and learning Vietnamese. It also showed the character of languageunique culture, unique ways of communication and behaviors of Vietnamese.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây