TTLV: Thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng

Thứ hai - 27/06/2016 20:12

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Cao Thị Thanh Nhàn                     

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 03/06/1991

4. Nơi sinh: Tiên Thắng – Tiên Lãng – Hải Phòng

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học             Mã số: 60.31.04.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng, kết qủa nghiên cứu chỉ ra: Đa số sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng thích ứng tâm lý – xã hội mức trung bình, tồn tại một nhóm không nhỏ sinh viên thích ứng mức thấp. Sinh viên năm nhất thích ứng về các mối quan hệ xã hội ở mức cao hơn so với thích ứng về tâm lý. Có mối tương quan thuận, chặt chẽ giữa thích ứng tâm lý và xã hội, giữa hai mặt thể hiện với thích ứng tâm lý – xã hội ở sinh viên năm nhất. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy: yếu tố thầy cô giáo; hỗ trợ tài chính, phương tiện học tập; đặc điểm nơi ở sống gần hay xa gia đình là những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến thích ứng tâm lý – xã hội của nhóm sinh viên thích ứng mức thấp cũng như mức cao. Từ thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Hải Phòng đề xuất một số biện pháp nhằm giúp sinh viên năm nhất thích ứng tâm lý – xã hội ở mức cao hơn.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với những sinh viên, giáo viên,  nhà quản lý giáo dục Trường Đại học Hải Phòng nói riêng và những sinh viên, giáo viên, quản lý giáo dục nói chung nhằm có những biện pháp hỗ trợ phù hợp đối với sinh viên năm nhất, giúp các em thích ứng mức cao về tâm lý – xã hội trong môi trường Đại học nhiều mới mẻ.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có điều kiện và thời gian, chúng tôi sẽ nghiên cứu đề tài sâu sắc hơn nữa ở mối quan hệ giữa thích ứng tâm lý – xã hội với rối nhiễu cảm xúc ở sinh viên.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION OF MASTER’S THESIS

1. Full name: Cao Thi Thanh Nhan                2. Sex: FelMale

3. Date of birth: 3th June 1991                      4. Place of birth: Tien Thang – Tien Lang – Hai Phong

5. Decision of student recognition No.: 3215/2014/QD-XHNV-SDH of the Principal of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in training course: None                                                               

7. Official thesis title: Psychological socio adaptation practices of Hai Phong University freshman.

8. Major: Psychology                                   Code: 60.31.04.01

9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Minh Hang

10. Summary of the theses results:

On the basis of theoretical studies and psychological socio adaptation practices of Hai Phong University freshman, research results indicate: Most Hai Phong University freshmen adapt psychology - social at average level, there exists a small group of students to adapt at low level. Freshman adapts social relations at a higher level than psychological relations. There is a positively, tight relationship between psychological socio adaptation, the two sides expressed and the psychological socio adaptation of the freshman. Besides, the research results show that teachers factors; financial aid, academic facilities; place to live near or far family are the most powerful determinants to psychological socio adaptation of students adapting at low as well as high level. From the current situation and the factors affecting psychological socio adaptation of Hai Phong University freshman  proposed a number of measures to help freshmen adapt psychology - society at a higher level.

11. Practical applicability:

The results of the thesis is a useful reference for students, teachers, education managers Hai Phong University and the students in particular, teachers, education managers in general to take the appropriate measures to support freshman, to help them adapt to high levels of psychological - social in new environment of the University.

12. Further research directions, if any:

If conditions and time are available, we will study the subject more deeply in the relationship between psychological socio adaptation with emotions in students.

13. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây