Thông tin luận văn 'Yếu tố kì ảo trong tập truyện ngắn “Yêu ngôn” của Nguyễn Tuân' của HVCH Nguyễn Thị Thanh Chung, chuyên ngành Lí luận văn học.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Chung
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 16/09/1988
4. Nơi sinh: Đông Tảo-Khoái Châu-Hưng Yên
5. Quyết định công nhận học viên số: 1883/2010 Ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Yếu tố kì ảo trong tập truyện ngắn “Yêu ngôn” của Nguyễn Tuân
8. Chuyên ngành: Lí luận văn học; Mã số: 60220120
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tôn Thảo Miên. Cơ quan công tác: Viện Văn học
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
*Chọn đề tài Yếu tố kì ảo trong tập truyện ngắn “Yêu ngôn” của Nguyễn Tuân, người viết muốn làm rõ thế giới nghệ thuật độc đáo trong văn chương Nguyễn Tuân, đồng thời góp phần nhìn nhận đầy đủ hơn sự nghiệp sáng tác của tác giả vốn được đánh giá ở thể tuỳ bút cùng với thành tựu đỉnh cao của tập truyện ngắn Vang bóng một thời. Đồng thời, nghiên cứu yếu tố kì ảo trong tập truyện ngắn Yêu ngôn cũng là để làm rõ hơn những giá trị, những kinh nghiệm và truyền thống của loại truyện kì ảo được vận dụng trong văn học đương đại, qua đó hiểu thêm và đánh giá đúng hướng đi của thể loại truyện này.
* Yếu tố kì ảo là sợi dây nối kết không gian và thời gian nghệ thuật để tạo nên nhân vật với số phận dị biệt và tính cách phi thường. Là một nhà văn luôn khao khát và kiếm tìm cảm giác mới lạ lại sống trong xã hội thực dân phong kiến ngột ngạt nên Nguyễn Tuân phải tìm đến thế giới khác – thế giới của Yêu ngôn để bày tỏ tâm sự kín đáo của mình và suy cho cùng viết về cõi ảo cũng để nói về cõi thực – về cuộc sống của con người. Ở đó, ta vẫn bắt gặp những khung cảnh sống, nét đẹp truyền thống của cha ông xưa với những nét văn hoá đặc thù của Việt Nam: truyền thống hiếu học, cốt cách của nhà Nho tài tử..
Tạo nên thế giới kì ảo trong Yêu ngôn phải kể tới không gian và thời gian nghệ thuật độc đáo. Đó có thể là không gian quen thuộc của một làng nghề làm giấy bên Hồ Tây, là khung cảnh trường thi, một cửa ô Thăng Long xưa…Cũng chính ở đây, chúng ta bắt gặp cảnh vật quen thuộc của làng quê Việt Nam, tâm hồn Việt Nam. Điều đặc biệt hơn, những khung cảnh quen thuộc ấy được phản chiếu qua yếu tố kì ảo để mang màu sắc “liêu trai” hơn. Thời gian nghệ thuật cũng được xây dựng bằng thủ pháp nghệ thuật để trở thành hư ảo, vĩnh hằng và đó cũng là thời gian chất chứa đầy tâm trạng.
Bên cạnh số phận của những con người có nét tính cách dị biệt, phi thường còn là thế giới của nhân vật ma – đóng vai trò như chiếc cầu nối giữa hai thế giới âm dương và nó cũng chính là cái bóng phản chiếu cuộc đời và số phận con người. Với đặc trưng của bút pháp lãng mạn là đẩy sự vật, hiện tương đến chỗ khác thường, dị biệt, trong Yêu ngôn ta còn bắt gặp những cảnh, những vật kì lạ. Đó là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú, tạo nên sức hấp dẫn của Yêu ngôn.
Với bút pháp phóng đại đặc tả cùng với thủ pháp lạ hoá ngôn từ, mỗi câu chuyện trong Yêu ngôn chứa đầy hàm nghĩa và mang yếu tố biểu tượng, tượng trưng. Cũng giống như mọi tác phẩm, ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm giàu giá trị tạo hình, tạo cảnh, đầy từ Hán Việt cổ kính…Nhưng đặc trưng rõ nhất trong tác phẩm đó là yếu tố kì ảo tạo thêm tính đa nghĩa cho tác phẩm.
Viết về thế giới kì ảo, cõi ma, cõi tiên Nguyễn Tuân không hề gây cảm giác hoang mang cho người đọc. Nhà văn gửi gắm trong đó những triết lí nhân sinh, những gợi mở suy nghĩ về số phận con người, lòng trắc ẩn và tình người, về lối sống ân nghĩa trước sau của người Việt Nam. Cội nguồn của Yêu ngôn chính là những giá trị nhân bản ấy, chính điều đó khiến giá trị của tập truyện ngắn này tồn tại vững bền cùng thời gian.
*Trong văn chương đương đại, thể loại truyện kì ảo đang phát triển. Nó làm nên sức mới lạ, hấp dẫn cho những tiểu thuyết được dư luận chú ý: Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Sự tích một ngày đẹp trời (Hoà Vang)…Tiếp sức cho dòng văn học này là những bước đi khởi đầu từ Yêu ngôn của Nguyễn Tuân. Về phương diện này, những giá trị về nội dung, nghệ thuật mà Yêu ngôn đem lại vẫn hoà mình vào dòng văn học kì ảo hôm nay để tạo nên những giá trị mới mẻ.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Nguyen Thi Thanh Chung 2. Sex: Female
3. Date of birth: 16/09/1988 4. Place of birth: Đong Tao-Khoai Chau-Hung Yen
5. Admission decision number: 1883/2010 Dated 21/10/2010
6. Changes in academic process:
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: Mysterious (extraordinary) issue in a collection of short stories “Yeu ngon” by Nguyen Tuan
8. Major: Literary theory 9. Code: 60220120
10. Supervisors: Associate Prof. Dr. Ton Thao Mien
11. Summary of the findings of the thesis:
By choosing the theme “mysterious (extraordinary) issue in a collection of short stories “Yeu ngon” by Nguyen Tuan”, I would like to highlight the unique style of art in Nguyen Tuan’s literature and contribute to fully recognize his career which is highly evaluated with remarkable achievement of his short story collection “Vang bong mot thoi”. Also, I wish to clarify the values and experiences of mysterious stories which are used in contemporary literature.
Mysterious factor is the thing that connects the art space and time to create a character with extraordinary fate and personality. Although Nguyen Tuan is a writer who always seeks new feelings, he lives in an old feudal society. Therefore, he has to find and come to another different world – the world of “Yeu ngon” to express his secret personal thoughts as well as the real world of human life. And we still find the beautiful life with the cultural characteristics of Vietnam: the tradition of hospitality and great personality reinforced of Confucian.
Unique space and time art plays an important role in creating the virtual world in “Yeu ngon” for example a familiar paper village by West Lake, the scene examination in old time and the Thang Long ancient gate. These places help the readers find the familiar views of the Vietnamese village and Vietnamese soul. More particularly, these scenes are reflected through mysterious elements to be more attractive. The time in the collection is also unreal, eternal and full of feelings.
Besides the fates of the extraordinary personalities, we also find the world of ghost character - acting as a bridge between the world of yin and yang and it is also the reflection of human life and destiny. With the romantic writing style and his wonderful imagination, Nguyen Tuan gives the readers the extraordinarily strange scenes and people.
The exaggerating writing style of the author makes each story in “Yeu ngon” full of meanings and symbolic values. Like other works of the author, the language is full of visual value and old Chinese Vietnamese words. But the most obvious characteristic of the work is mysterious elements to create more versatility means for works.
Writing about the unreal world of ghost, Nguyen Tuan doesn’t make the reader confused and scared but sends them the philosophy of human life and meaningful thoughts about human fate, compassion and kindness of Vietnamese people. The origin of “Yeu ngon” is these human values which makes this collection of short stories invaluable all the time.
This kind of genre is very popular in contemporary literature and has obvious attraction to readers for example Gian thieu by Vo Thi Hao, Thien su by Pham Thi Hoai, Su tich mot ngay dep troi by Hoa Vang which are influenced by the initial steps – Yeu ngon by Nguyen Tuan. It can not be denied that the values of Yeu ngon are still precious and modern to this genre of literature nowadays.