TTLV: Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu

Thứ hai - 03/12/2012 01:27
Thông tin luận văn "Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay" của HVCH Dương Đức Chiến, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay" của HVCH Dương Đức Chiến, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Dương Đức Chiến 2. Giới tính: Nam 3. Ngày, tháng, năm sinh: 28/03/1985. 4. Nơi sinh: Trạm y tế xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội. 5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay 8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Bá Thịnh, khoa Xã hội học, trường Đại học KHXH&NV, Đại học QGHN. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Luận văn đã tìm hiểu nhận thức về lòng hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay để thấy được sự biến đổi của giá trị này từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại theo ba khía cạnh chính: i) nhận thức; ii) thái độ ứng xử và iii) hành vi thể hiện lòng hiếu thảo của thanh niên. Luận văn cũng phân tích những nhân tố tác động đến sự biến đổi của giá trị này. Thông qua nghiên cứu, điều tra, Luận văn đã thu được một số kết quả như sau: Thứ nhất, đề tài đã chỉ ra được những biến đổi trong nhận thức, thái độ ứng xử và hành vi về lòng hiếu thảo của thanh niên vùng ven đô trong gia đình hiện nay. Đối với thanh niên được khảo sát, hầu hết đều nhận thức được những tiêu chí về lòng hiếu thảo trong gia đình truyền thống cũng như gia đình hiện đại. Thứ hai, thái độ ứng xử của thanh niên đối với các thành viên trong gia đình hiện nay không có nhiều khác biệt so với gia đình truyền thống. Những tiêu chí như kính trọng, cư xử lễ phép, cung cách ứng xử về việc thờ cúng tổ tiên và chăm sóc với cha mẹ già, người cao tuổi vẫn được các thế hệ trong gia đình bảo lưu và gìn giữ. Con cái tỏ ra có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già khi các cụ không có khả năng tự chăm sóc mình Thứ ba, thanh niên có nhận thức về thái độ và ứng xử sẽ có các hành vi tương ứng với nhận thức của mình. Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa các yếu tố nhân khẩu học như: giới tính, nghề nghiệp, độ tuổi, quy mô gia đình và số thế hệ trong gia đình cũng làm cho các hành vi biểu hiện lòng hiếu thảo của thanh niên có sự khác biệt. Với những hộ có nhiều hơn hai thế hệ và quy mô gia đình nhiều hơn bốn người thường có sự lựa chọn theo hướng tích cực về những hành vi biểu hiện của lòng hiếu thảo. Thứ tư, Chỉ ra những yếu tố gây nên sự biến đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi của thanh niên. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trên các mặt là kết quả tất yếu của các chính sách đổi mới của nhà nước trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội. Có những khía cạnh của đời sống gia đình biến đổi theo xu hướng tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của xã hội Việt Nam. Mặt khác một vài sự biến đổi sẽ làm chậm lại sự phát triển theo hướng tiến bộ và phù hợp xã hội của chính bản thân gia đình. Hình thức gia đình mới không xoá bỏ gia đình truyền thống nhưng nó làm cho hình thức gia đình cũ vốn là khuôn mẫu và chuẩn mực phổ biến trong xã hội nông nghiệp, nay chỉ còn là một trong nhiều hình thức phong phú khác của gia đình trong xã hội công nghiệp. Điều đó thể hiện tính liên tục và tất yếu của sự biến đổi gia đình diễn ra trong xã hội Việt nam hiện nay. Sự biến đổi các giá trị gia đình hiện nay cho thấy sức sống của những giá trị gia đình truyền thống của Việt Nam, đồng thời cũng cho thấy tính năng động trong việc thích ứng với điều kiện mới của các lớp thế hệ Việt Nam, đặc biệt là thanh niên.Tuy nhiên sự lĩnh hội cái mới của thanh niên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu họ không được giúp đỡ bằng những định hướng phù hợp. Thứ năm, đề tài cũng đã đưa ra được một số khuyến nghị đối với các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trên địa bàn. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận văn cung cấp thêm cơ sở thực tiễn góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học cho việc nhận thức của thanh niên về lòng hiếu thảo trong gia đình. Đồng thời, qua đề tài này chúng tôi có cơ hội áp dụng những kiến thức lí luận, những lí thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học đã được học vào thực tế. Kết quả của Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy, sinh viên muốn tìm hiểu về những giá trị chuẩn mực trong gia đình, từ đó sẽ có những bổ sung cho kết quả nghiên cứu của Luận văn.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Duong Duc Chien Gender: Male 2. Date of birth: March 28, 1985 3. Place of birth: Medical Aid Station in Xuan Dinh Commune, Tu Liem District, Hanoi City, Vietnam. 5. Student Recognition Decision No: 1528/QD-XHNV-KH & SDH dated October 14, 2009 of Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi. 6. Changes during the Training Process: No 7. Name of the thesis research: Youth’s Awareness for Filial Piety within the Today Families in the Sub-urban Areas. 8. Major: Sociology; Code: 60 31 30 9. Scientific guide officer: Associate Professor - Dr. Hoang Ba Thinh, Department of Sociology, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University. 10. Summary of the Thesis’s results: The thesis has studied on the youth’s awareness in urban area for filial piety to see the value transforming from the traditional family to the modern family through three categories namely: i) awareness; ii) responding attitudes and iii) behavior expressing filial piety of young people. This thesis also focuses on analyzing factors which affect to the change of the value. After process of research, investigation, survey, the thesis has obtained results as following: Firstly, the research has identified changes in the perception, responding attitudes and behavior relating filial piety of youth living in the sub-urban areas within the today family. For subject surveyed, it is showed that most of them have awareness about dutiful criteria in the traditional as well as modern families. Secondly, the attitudes of youth responding to their today family members are not much different from the traditional families. People in the family still reserve and preserve traditional values from generations to generation, they are including: behaving respectfully, ancestor worship and caring parents…etc. Thirdly, youth have awareness on the attitudes and behavior who will also express actions similar to their thinking. Furthermore, the differences between the demographic factors such as: gender, occupation, age, family size and number of generations in the family also makes expression of youth’s filial piety differently. For households with more than two generations and family size more than four people, youth usually choose positive behavior expressing dutifulness. Fourth, the research also indicates the factors causing changes in awareness, attitudes and behavior of young people. The transformation of the Vietnamese families is the inevitable result of the national reforming policies on the politics, economics, culture and society. Some changes of the family life are positive for the industrialization, modernization and socio-economic development of Vietnam. On the other hand, some of the changes in family life will limit the development of social progress and social suitability. The modern family model does not eliminate the traditional one which is a formal form and common standard in the agricultural society, now it is only one of many other diverse forms of family in modern societies. It represents continuity and necessity of family changes taking place in the Vietnamese society currently. The transformation of family values ​​now is presenting for the vitality of the traditional family values ​​of Vietnam, also show flexibility in adapting to the new conditions of the Vietnamese generations, special young people. However, absorption new things of the youth also cause some potential risks if they are not supported by appropriate direction. The last but not least, the subject has come up with some recommendations for the agencies and organizations responding for the matter. 11. Practical Application: This thesis provides more practical basis contributing to clarify the scientific foundation for the youth’s awareness on filial piety in the families, thereby to enrich the study knowledge about family topic. At the same time, through this subject, students have the opportunity to apply theoretical knowledge, theories and methods of social research learned into practice. The results of the thesis can be used as a reference for teachers and students to learn about the value of family norms, accordingly, it will add more results to the findings of the thesis.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây