TTLV: Nhu cầu về hoạt động Công tác xã hội trong trường THCS tại Hà Nam. (Nghiên cứu trường hợp trường THCS Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam)

Thứ tư - 22/10/2014 04:01

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trần Thị Mai Phương                 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 06/10/1989

4. Nơi sinh: Hà Nam

5. Quyết định công nhận học viên số: 1503/2012/QĐ – XHNV- SĐH ngày 6/8/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: “Nhu cầu về hoạt động Công tác xã hội trong trường THCS tại Hà Nam. (Nghiên cứu trường hợp trường THCS Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam)

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội; Mã số: 60.90.01.01.

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà – Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

            Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được phần lớn các em học sinh THCS đang gặp những khó khăn nhất định. Đó là các khó khăn trong vấn đề tâm sinh lý lứa tuổi như thiếu kiến thức sức khỏe sinh sản, khó khăn trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, gia đình, khó khăn trong học tập. Trong số những khó khăn đó thì khó khăn trong vấn đề học tập là khó khăn các em hay gặp phải nhất, mức độ khó khăn về các vấn đề giữa các khối lớp học sinh cũng khác nhau nên sự mong đợi trợ giúp tuy có sự tương đồng về hình thức, địa điểm, thời gian nhưng có sự khác biệt về mong muốn trợ giúp ở từng vấn đề cụ thể. Các hoạt động trợ giúp của Công tác xã hội không chỉ dành cho nhóm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, những học sinh cá biệt mà cả nhóm học sinh học giỏi ngoan ngoãn chịu áp lực học tập.

            Trước những khó khăn học sinh THCS gặp phải các em đã có những cách ứng phó riêng của mình để giải quyết vấn đề khó khăn của bản thân. Tuy nhiên các cách giải quyết này đều không mang lại hiệu quả như các em mong muốn. Hiện tại trong trường cũng đã có các hoạt động ngoại khóa, các cuộc tập huấn giáo dục các kỹ năng sống nhằm trợ giúp một phần khó khăn các em gặp phải. Nhưng các hình thức trợ giúp này chưa chuyên nghiệp, mang tính kinh nghiệm và có thiên hướng áp đặt nên vẫn chưa nhận được sự hào hứng tham gia của các em. Chính từ đó nghiên cứu cũng đã chỉ ra nhu cầu về những hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp trong nhà trường được  học sinh học đợi là rất cao biểu hiện thông qua nhu cầu mong muốn nhà trường có một “địa điểm tin cậy” có sự hiện diện của một “chuyên gia” trợ giúp các em.

                        Nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong tương lai cũng như Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn đội trong nhà trường là những người có vai trò rất quan trọng trong việc loại bỏ những khó khăn học sinh THCS gặp phải. Vì vậy rất nên thúc đẩy công tác xã hội chuyên nghiệp trong trường học.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

            Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã chỉ ra nhu cầu về hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp trong trường THCS. Thông qua việc thử nghiệm thành công công tác xã hội nhóm cho thấy nghiên cứu có khả năng ứng dụng và phát triển công tác xã hội trường học ở Việt Nam.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Trần Thị Mai Phương                  2. Sex: Male

3. Date of birth: 06/10/1989                             4. Place of  birth: Ha Nam

5. Admission decision number: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH   Date: 06/8/2012 by the Principal of the University of Social Sciences and Humanities Vietnam National University Ha Noi.

6. Changes in academic process: None

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title: “Necessity of social works in secondary schools in Hanam (Case study at Lê Hồng Phong secondary School – Phu Ly town- Ha Nam province)”

8. Major: Social work                                        9. Code: 60.90.01.01

10. Supervisors: Assoc. Prof Nguyễn Thị Thu Hà- University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Ha Noi.

11. Summary of the findings of the thesis:

Research results have shown the majority of secondary school students are facing certain difficulties. That's the problem difficulty in physiological as lack of knowledge of reproductive health, difficulties in their study, career directing and in interpersonal relationships with teachers, family and friends. Among the difficulties are difficulties in learning problems is difficult for me to be the most common, the level of difficulty of the issues between grade students also different expectations should help but there is similar in form, location, duration, but there are differences in the desire to help each specific issue. These activities social work is not just for group students with special circumstances, the individual students, but also students with good academic groups docile academic pressure.

Given the problems encountered secondary students have their own responses to solve difficult problems by themselves. However, this approach will not be effective as they desire. Currently in the field also have extracurricular activities, the training and life skills education to help them difficult part encountered. But this forms no professional assistance, empirical and inclined to impose still have not received the enthusiastic participation of the children. It is from this study also showed the need for the activities of professional social work education in schools is very high biological wait expression through the school needing a "trusted location" the presence of an "expert" to assist you.

Staff professional social work in the future as well as the managing board, head teachers, union officials in the school team who have a very important role in removing the difficulties encountered secondary students . So it should promote professional social work in schools.

12. Practical applicability, if any:

Based on the research results have shown the need for active social work professional in junior high school. Through the successful test of social work research group showed the applicability and development of social work schools in Vietnam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây