TTLV: Giao tiếp liên văn hóa trong dạy và học tiếng Việt (Nghiên cứu trường hợp các lớp học tiếng Việt tại Khoa Việt Nam học và tiếng Việt)

Thứ năm - 05/10/2017 22:01

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lê Ngọc Mai

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 14/11/1992

4. Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh

5. Quyết định công nhận học viên số: 3683/2015/QĐ-XHNV, Ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có

7. Tên đề tài luận văn: “Giao tiếp liên văn hóa trong dạy và học tiếng Việt (Nghiên cứu trường hợp các lớp học tiếng Việt tại Khoa Việt Nam học và tiếng Việt)”

8. Chuyên ngành: Việt Nam học                   Mã số: 60.22.01.13

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thuận

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Thứ nhất, luận văn đã khẳng định vai trò của văn hóa trong việc dạy và học ngoại ngữ cũng như các vấn đề lý luận về sự thức nhận văn hóa, giao tiếp liên văn hóa và năng lực giao tiếp liên văn hóa.

Thứ hai, luận văn đã làm sáng tỏ tình hình dạy và học nội dung văn hóa lồng ghép trong chương trình giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ hiện nay tại khoa Việt Nam học và tiếng Việt.

Cuối cùng, dựa trên phân tích về những điểm cần thay đổi trong chương trình học và hoạt động giảng dạy của giáo viên, một số kiến nghị đã được đề xuất nhằm phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa cho học viên tiếng Việt.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Về phía giáo viên, kết quả nghiên cứu của luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích trong việc bổ sung lý thuyết về giao tiếp liên văn hóa đối với hoạt động giảng dạy ngoại ngữ, phục vụ cho công tác giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.

Về phía học viên, nghiên cứu sẽ chứng minh năng lực giao tiếp liên văn hóa là một công cụ đắc lực giúp họ hiểu tiếng Việt và văn hóa Việt Nam; tránh mắc phải những định kiến trong khi đánh giá về văn hóa Việt Nam cũng như bất kỳ một nền văn hóa nào; giúp họ nâng cao khả năng giao tiếp và kỹ năng hòa giải khi xảy ra hiểu lầm với người Việt Nam. 

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu sâu hơn về phương pháp nhằm phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa cho học viên tiếng Việt như cách giáo viên thiết kế bài giảng, các bài tập và hoạt động giảng dạy.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không có.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Le Ngoc Mai                                         2. Sex: Female

3. Date of birth: November 14th, 1992                     4. Place of  birth: Ho Chi Minh City

5. Admission decision number: 3683/2015/QĐ-XHNV, dated December 31th, 2015 issued by Rector of University of Social Studies and Humanities – Vietnam National University.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Intercultural Communication in teaching and learning Vietnamese language (A case study on Vietnamese language classes at Faculty of Vietnamese Studies and Language)

8. Major: Vietnamese Studies                                    Code: 60.22.01.13

9. Supervisor: Dr. Nguyen Thi Thuan

10. Summary of the findings of the thesis:

First of all, the study has affirmed the role of culture in teaching and learning language as well as theoretical issues in cultural awareness, intercultural communication and intercultural communicative competence.

Secondly, the study has clarified the situation of teaching and learning integrated cultural knowledge in Vietnamese as a second language courses at Faculty of Vietnamese Studies and Language.

Finally, based on the analysis of limitations in the study program and teaching activities, the study has proposed suggestions for developing Vietnamese language learners’ intercultural communicative competence.

11. Practical applicability, if any:

For teachers, this research can be a useful reference resource for supplementing theories of intercultural communication into language teaching activities, contributes to the  teaching of Vietnamese as a second language.

For learners, this research has proven that intercultural communicative competence is an efficient tool for understanding Vietnamese language and culture; how to avoid being prejudiced while assessing Vietnamese culture or any other culture; help them to develop communicative competence and mediation skill when misunderstanding and dysfunction occur during interaction with Vietnamese people.

12. Further research directions, if any:

Research further about the methods for developing Vietnamese learners’ intercultural communicative competence such as: how teacher design their lesson plans; exercises and classroom activities…

13. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây