TTLV: Hiện tượng thờ cúng Hồ Chí Minh: Quá trình hình thành, đặc điểm thờ cúng và bản chất tôn giáo

Thứ ba - 02/12/2014 02:30

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Ngọc Phương                

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 19/08/1987                                                 

4. Nơi sinh: Ứng Hòa, Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 1883/2010/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 21/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Hiện tượng thờ cúng Hồ Chí Minh: Quá trình hình thành, đặc điểm thờ cúng và bản chất tôn giáo

8. Chuyên ngành: Dân tộc học      Mã số: 60 22 70

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Chính, Bộ môn Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Các nguồn tài liệu hiện có cho thấy trào lưu tôn giáo mới (new religious movement) bắt đầu phát triển mạnh ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực Đồng bằng Bắc bộ từ khoảng cuối những năm 1980 trở lại đây, khi đất nước bắt đầu chính sách cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế. Hiện có khoảng 80 hiện tượng tôn giáo mới đang tồn tại dưới nhiều tên gọi khác nhau, trong đó có 8 tôn giáo du nhập từ nước ngoài vào. Hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam đã thu hút không chỉ các nhà quản lý tôn giáo mà cả giới nghiên cứu xã hội. Một số nghiên cứu ban đầu về hiện tượng này đã được công bố (Ban Dân vận Trung ương 2007; Ban Tôn giáo Chính phủ 2008; Đỗ Quang Hưng 2001 &2011; Hoàng Văn Chung 2014).

Các nghiên cứu đã bước đầu thống kê được danh sách của một số nhóm “tôn giáo mới”, lý giải những nguyên nhân của hiện tượng và đề xuất các giải pháp thực tiễn. Tuy nhiên, về cơ bản, hầu hết các nghiên cứu do cơ quan nhà nước tiến hành thường không hướng đến việc phân tích các hiện tượng tôn giáo mới với tư cách là một “niềm tin tôn giáo” mà thường có xu hướng đồng nhất các hiện tượng này với các thực hành mê tín dị đoan và đề xuất ngăn chặn bằng biện pháp hành chính. Ngoài các nghiên cứu có tính khái quát chung, chưa có nhiều nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu hơn lịch sử hình thành, đặc điểm thờ cúng và bản chất tôn giáo của các hiện tượng tôn giáo mới cụ thể. Luận văn này lần đầu tiên mô tả hiện tượng thờ cúng Hồ Chí Minh như một niềm tin tôn giáo mới và phân tích các đặc điểm cũng như bản chất tôn giáo của nó. Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu điền dã dân tộc học, chúng tôi đã nghiên cứu sâu ba trường hợp thờ cúng Hồ Chí Minh ở Hải Dương, Hải Phòng và Hà Tây (cũ). Ngoài ra, chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát hiện tượng thờ cúng Hồ Chí Minh trên quy mô rộng hơn, bao gồm các tỉnh Quảng Ninh và Hòa Bình.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mặc dù các nhóm tôn giáo nói trên đều lấy hình tượng Hồ Chí Minh làm vị thánh tối cao nhưng các thực hành thờ cúng, phương thức tổ chức và niềm tin tôn giáo không giống nhau. Bản thân tên gọi của các nhóm thờ cúng Hồ Chí Minh cũng không nhất quán. Mặc dù các vị chủ trương thờ cúng Hồ Chí Minh có xu hướng lý giải thực hành tôn giáo của họ như một nỗ lực nhằm phát triển thế giới quan tôn giáo mới nhưng khi xem xét các giáo lý và nội dung tư tưởng của các “nhà sáng lập”, có thể nhận thấy quan điểm về tôn giáo của họ được bắt nguồn từ ba nguồn chính: 1) Đạo thờ cúng tổ tiên; 2) Đạo Phật; 3) Đạo Mẫu. Từ việc phân tích các “kinh sách” và thực hành thờ cúng Hồ Chí Minh, chúng tôi cho rằng bản chất của hiện tượng thờ cúng Hồ Chí Minh chỉ là những hành vi tái sáng tạo các ý tưởng và thực hành tôn giáo mới trên cơ sở nền tảng tâm linh đã có nhưng còn ở dạng lắp ghép và vay mượn rất thô sơ và có nhiều mâu thuẫn. Các nhóm thờ cúng Hồ Chí Minh chưa tạo ra được sự nhất quán chung về tư tưởng và tổ chức để tạo nên một niềm tin tôn giáo mới có tính hệ thống.            

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

11.1. Trên cơ sở tiếp cận nhân học văn hóa về tôn giáo sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học để khám phá đặc điểm và bản chất tôn giáo của hiện tượng thờ cúng Hồ Chí Minh, luận văn đã cung cấp thêm một phương pháp tiếp cận không chỉ hiện tượng thờ cúng Hồ Chí Minh mà có thể vận dụng vào nghiên cứu các hiện tượng tôn giáo mới tương tự khác.

11.2. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lý về tôn giáo và hoạt động thực tiễn trong việc nhận diện, ứng xử và quản lý các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Hiện tượng thờ cúng Hồ Chí Minh vẫn đang có xu hướng lan rộng và cần tiếp tục được nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn;

- Những nghiên cứu sâu hơn nhằm lý giải nguyên nhân và sự bùng phát của các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam từ sau đổi mới đến nay.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Mai Thùy Anh, Nguyễn Ngọc Phương (2013), Một số hiện tượng tôn giáo mới đáng lưu ý ở Tây Nguyên những năm gần đây, In trong: Kỷ yếu Hội thảo khoa học Biến đối tôn giáo ở Tây Nguyên: thực trạng, chính sách và giải pháp. Đắc Lắc, tr 1-20.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Ngoc Phuong           2. Sex: Female

3. Date of birth: 19/08/1987;                      4. Place of birth: Ung Hoa district, Ha Noi city.

5. Admission decision number: 1883/QD – XHNV – SDH of the Headmaster of USSH – NU. Dated: 10/21/2010

6. Changes in academic process: No.

7. Official thesis title: HONOURING HO CHI MINH: THE EMERGENCE, CHARACTERISTICS AND NATURE OF DEIFICATION

8. Major: Ethnology                                  9. Code: 60 22 70

10. Supervisors: Prof. Dr. Nguyen Van Chinh, Department of Anthropology, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

11. Summary of the findings of the thesis:

The scholarship literature tend to indicate that the new religious movement has emerged and spread very fast in Vietnam, particularly in the Northern Delta, from the 1980s onward, when the economic reforms and international integration were introduced into the country . There have existed about 50 new religious beliefs under various names, in which eights were imported from foreign countries. This new religious beliefs have indeed attracted interests not only from social researchers but also policy makers.  Some initial studies on this phenomenon have been conducted and published (Ban Dân vận Trung ương 2007; Ban Tôn giáo Chính phủ 2008; Đỗ Quang Hưng 2001 &2011; Hoàng Văn Chung 2014).

Available studies have established a list of “new religions”, searching for causes of phenomenon and suggesting the solutions for practical activities.  These publications were, however, conducted by the governmental bodies which see the new religious practices as superstitious activities rather than looking at them as a religious phenomenon, and therefore, the prohibition is often suggested to deal with them. Apart from the very general studies on the new religious phenomenon, there have not yet been intensive researches dealing with the emergence, worshipping practices, and religious nature of these religious beliefs. This thesis for the first times describes the phenomenon of worshipping Ho Chi Minh as a new religious practice and analyzing its characteristics and nature, which is based on the ethnological fieldwork among three specific cases in Hai Duong, Hai Phong and (former) Ha Tay with reference to other cases on a broader area of Hoa Binh and Quang Ninh Provinces.

Our studies show that the honoring Ho Chi Minh was found in various places by different groups where he was worshipped as a super deity but the ways of veneration, worshipping practices, organization are not similar. The names of groups are also different. Although the founders of this religious practice attempted to explain that they aim at “a new vision of religion” but by examining carefully their religious philosophy, we found that the beliefs are mainly borrowed from three following sources: 1) Ancestor worshipping; 2) Buddhism; and 3) Mother Goddess worshipping.  Based on analyses of the documents circulated by these religious practices, we suggest that the nature of Ho Chi Minh deification is in fact a form of recreation of new religious thoughts and practices on the basis of the old ones. This is just a form of borrowing and putting together parts of the old belief foundations with a lot of conflicts in it. The groups of honoring Ho Chi Minh have not yet created systematically a unity of religious thoughts and organization.    

12. Practical applicability, if any:

12.1. The thesis provides an alternative explanation of Ho Chi Minh’s deification in Vietnam and in the same time, it suggests a new approach for analysis not only for Ho Chi Minh deification but also new religious beliefs alike. 

12.2. From the policy-oriented point of view, this study makes its contribution to the practical implications and resolutions for new religious beliefs in Vietnam.

13. Further research directions, if any:

- Ho Chi Minh’s deification tends to develop fast and it needs further studies on a broader scope;

- More intensive studies on the causes and development of the phenomenon of new religious practices and Ho Chi Minh deification should be promoted for practical activities.

14. Thesis-related publications:

Mai Thuy Anh, Nguyen Ngoc Phuong (2013), “Some observations on the new religious movements in the Central Highlands in recent years”. In:  Conference Proceedings Relgious tranformation in Central Highlands: Reality, Policy and Solution”, Dac Lac Province, p. 1-20.

Tác giả: Trung tâm CMP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây