TTLV: Khảo cứu cộng đồng người Mông theo đạo Tin Lành qua một số nghi lễ

Thứ ba - 22/11/2016 21:36

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Hoàng Thị Thúy                             

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 05/ 01/1991

4. Nơi sinh: Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận văn: Khảo cứu cộng đồng người Mông theo đạo Tin Lành qua một số nghi lễ

8. Chuyên ngành: Tôn giáo học                     Mã số: 60.22.03.09

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Hưng, Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Người Mông là tộc người có địa bàn cư trú  chủ yếu ở vùng núi cao dọc biên giới phía Bắc nước ta, do vậy cộng đồng này là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo an ninh biên giới phía Bắc. Đời sống tinh thần, vật chất của cộng đồng người Mông là vấn đề rất cần được quan tâm, đặc biệt là sự bùng nổ trào lưu chuyển đổi sang đạo Tin Lành ở cộng đồng người Mông từ thập niên 1980 đến nay.

Luận văn tìm hiểu về ảnh hưởng của Tin Lành đến thay đổi văn hóa tộc người Mông biểu hiện qua một số nghi lễ trong cộng đồng người Mông truyền thống và Cộng đồng người Mông theo đạo Tin Lành tại 6 tỉnh Tây Bắc nước ta

Chương I, luận văn chỉ ra những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống dân tộc Mông, quá trình xâm nhập và nguyên nhân phát triển mạnh của đạo Tin Lành trong cộng đồng người Mông.

Trong chương II, luận văn khảo sát sự thay đổi trong việc thực hành một số nghi lễ giữa cộng đồng Mông truyền thống và cộng đồng Mông theo Tin Lành và đánh giá về sự thay đổi này

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Luận văn cung cấp một số luận cứ, làm cơ sở cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị tham mưu, đề xuất chủ trương, giải pháp về công tác tôn giáo đối với đạo Tin Lành nói chung, công tác với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Mông truyền thống và cách ứng xử với các yếu tố văn hóa mới. Ngoài ra, luận văn có thể làm tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về công tác đối với đạo Tin Lành trong các cơ sở nghiên cứu, đào tạo.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tiếp tục những nghiên cứu hoàn thiện hơn về đạo Tin Lành trong cộng đồng người Mông ở Việt Nam

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Hoang Thi Thuy                          2. Sex: female

3. Date of birth: 05/01/1991                             4. Place of  birth: Thai Nguyen

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH, Dated 31/12/2014 of the Rector of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University Hanoi.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Research Mong Protestant through some rituals

8. Major: Philosophy                                        Code: 60.22.03.09

9. Supervisors: A. Prof. Nguyen Quang Hung - University of Social Sciences and Humanities in Hanoi - Vietnam National University Hanoi.

10. Summary of the findings of the thesis:

Mong peoples residents mainly in mountainous areas along the northern border of our country, so this community is an important factor contributes to securing of northern border. The Mong peoples life is needed to pay attention, especially the booming trend of conversion to Protestantism in the this community from the 1980s.

The thesis has focused on studying the influence of Protestant on changing Mong’ culture through some rituals. This thesis studied on traditional Mong community and Mong Protestants Community in six north-western provinces of our country

In chapter I, the thesis points out the features of the traditional culture of Mong, the penetration and the cause of the strong development of  Protestant in Mong community.

In Chapter II, the thesis has surveyed the changing in the practice of some rituals between traditional  Mong community and  Mong Protestants community and assessment about this changing.

11. Practical applicability, if any:

This thesis is useful for management staff of the political system to propose policies on religious affairs for Protestants, promote Mong traditional culture values and the way to deal with new cultural elements. In addition, the essay may be used as a reference materials for research and teaching.

12. Further research directions, if any:

Making further and more comprehensive research on the Protestant-Mong peoples in Vietnam.

13. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây