Thông tin luận văn "Khảo sát các định nghĩa của từ loại danh từ, vị từ trong từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê - 2000" của HVCH Phạm Thị Hương Giang, chuyên ngành Ngôn ngữ học.
1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Hương Giang
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/ 04/ 1985
4. Nơi sinh: Thành phố Nam Định – tỉnh Nam Định
5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 2 tháng 11 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: Khảo sát các định nghĩa của từ loại danh từ, vị từ trong từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê - 2000
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học ; Mã số: 60 22 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Vũ Đức Nghiệu
Cơ quan công tác: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có 3 chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lí luận.
- Chương 2: Các định nghĩa, miêu tả danh từ trong từ điển tiếng Việt.
- Chương 3: Các định nghĩa, miêu tả vị từ trong từ điển tiếng Việt.
Cụ thể, luận văn đã tiến hành chọn khảo sát một số nhóm danh từ, vị từ (vị từ “động”) trong từ điển theo các chủ đề nhất định. Sau đó chúng tôi tiến hành xây dựng mô hình định nghĩa của các nhóm danh từ, động từ này. Phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng là phương pháp phân tích thành tố nghĩa. Từ đó, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây:
- Các định nghĩa danh từ, vị từ đều bao gồm những nét nghĩa chung và riêng, khái quát và cụ thể. Các nét nghĩa này đều sắp xếp theo những trình tự nhất định, chúng là một tổ chức có hệ thống, tôn ti, tầng bậc. Các từ thuộc từ loại danh từ có cách định nghĩa khác các từ thuộc từ loại động từ. Khi so sánh các từ thuộc cùng từ loại danh từ hoặc động từ với nhau ta thấy có những nét nghĩa chung cho một nhóm từ và những nét nghĩa đặc trưng riêng cho từng từ.
- Mỗi nhóm danh từ mang những chủ đề khác nhau về người, động vật, thực vật, hiện tượng… nhưng các định nghĩa danh từ thường được miêu tả từ ngoài vào trong, từ hình thức đến nội dung, từ hiện tượng đến bản chất. Cách miêu tả này giúp người đọc cảm thấy dễ hiểu, dễ nhớ.
- Các nhóm vị từ chỉ hành động thường bắt đầu định nghĩa bằng từ chỉ hành động đặc trưng của loại như: Hành động rời chỗ, hành động tạo sinh, hành động tạo tác, hành động phá huỷ… tiếp đó là cách thức tạo nên hành động, công cụ của hành động, v.v…
- Một số trường hợp không sử dụng cách miêu tả nghĩa mà sử dụng phương pháp định nghĩa dùng từ đồng nghĩa. Kiểu định nghĩa này ngắn gọn, thường đi kèm với phạm vi sử dụng để phân biệt giữa các từ đồng nghĩa với nhau.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Ứng dụng việc phân tích nghĩa, miêu tả nghĩa trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Pham Thi Huong Giang 2. Sex: Female
3. Date of birth: 25/04/1985 4. Place of birth: Nam Dinh City - Nam Dinh province
5. Admission decision number: 2551/2007/QD-XHNV-KH & Graduate November 2, 2007 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi
6. Changes in academic process: No
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: Investigation of the definitions of nouns and verbs and adjectives functioning as predicates in the Vietnamese Dictionary of Hoang Phe – 2000.
8. Major: Linguistics; 9. Code: 60 22 01
10. Supervisors: Assoc. Pro. Dr. Vu Duc Nghieu
Affiliations: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
11. Summary of the findings of the thesis: None
In addition to the introduction and conclusion, the thesis consists of three main chapters:
- Chapter 1: Rationale.
- Chapter 2: Definitions and descriptions of nouns in Vietnamese dictionary.
- Chapter 3: The definitions and descriptions of verbs and adjectives functioning as predicate in Vietnamese dictionary.
Specifically, the conducted thesis survey select a group of noun, verbs and adjectives functioning as predicate of the same chosen topics in the dictionary. Then we proceed to build the model definition of the group of nouns, verbs. The main used method is morphology analysis means. Since then, the following observations are drawn:
- The definitions and descriptions of nouns and predicates include common and peculiar as well as general and specific meanings. These different traits of definitions are arranged in a certain order, which is a systematic, hierarchy, or hierarchical organization. The noun class is differently defined from the verb class. When comparing the same type of noun or verb together, it was found that there is the common sense definition for a group of phrases and its own unique meaning for each word.
- Each group of nouns takes different threads about people, animals, plants, and the phenomenon ... however the definition of the term is often described from outside to inside, from form to content, from the phenomenon to the substances. This description helps the reader feel easy to understand, easy to remember.
- The group of verbs functioning as predicates usually begins with the definitions of specific action words like: moving away action, the act of creation, creating actions, destructive actions ... it is a way to create a should-do action or action tools, etc.
- In some cases, words are not to be described rather using the synonym definition method. This type of defining is brief, often associated with the scope of use to distinguish between synonyms to each other.
11. Applicability in Practice:
12. The following research directions:
- Application of the analysis of meanings and descriptions in the teaching of Vietnamese to foreigners.