TTLV: Nhu cầu học nghề của thanh niên huyện Kiến Thuỵ

Thứ năm - 13/09/2012 05:19
Thông tin luận văn "Nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn huyện Kiến Thuỵ thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay" của HVCH Nguyễn Thị Hạnh, chuyên ngành Tâm lí học.
Thông tin luận văn "Nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn huyện Kiến Thuỵ thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay" của HVCH Nguyễn Thị Hạnh, chuyên ngành Tâm lí học. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hạnh 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 04/02/1985 4. Nơi sinh: Hải Phòng 5. Quyết định công nhận học viên số: 1528 Ngày 14 tháng10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn huyện Kiến Thuỵ thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay. 8. Chuyên ngành: Tâm lí học; Mã số: 60 31 80 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Mộc Lan – Khoa Tâm lí học, ĐH KHXH &NV 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn huyện Kiến Thuỵ thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau: - Về kết quả nghiên cứu lí luận + Từ việc nghiên cứu, phân tích, khái quát hoá các tài liệu liên quan luận văn đã đưa ra hệ thống khái niệm của đề tài: nhu cầu, nghề, nhu cầu học nghề, thanh niên nông thôn, nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn… + Luận văn cũng khẳng định nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn huyện chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như: sức khoẻ, giới tính, tuổi tác; nhận thức về ý nghĩa của việc học nghề; tự đánh giá đặc điểm tâm lí của bản thân đối với nghề; gia đình; các mối quan hệ bạn bè; hoạt động định hướng, dạy nghề ở địa phương; dư luận xã hội về nghề và sự biến đổi kinh tế- xã hội. - Về kết quả nghiên cứu thực tiễn Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy, nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn huyện ở mức trung bình. Mức độ nhu cầu học nghề này được thể hiện ở ba mặt: Mức độ nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học nghề, việc xác định đối tượng hướng tới thoả mãn nhu cầu học nghề và mức độ hành động nhằm chiếm lĩnh đối tượng tiến tới thoả mãn nhu cầu học nghề. Cụ thể: + Nhận thức của thanh niên nông thôn huyện về ý nghĩa của việc học nghề ở mức trung bình. Nếu chia ý nghĩa của việc học nghề thành các nhóm: ý nghĩa với bản thân, gia đình và xã hội thì họ có xu hướng học nghề để thoả mãn “ cái tôi” của mình nhiều hơn là hướng tới các ý nghĩa có liên quan đến gia đình và xã hội. + Đối tượng hướng tới học nghề của của thanh niên nông thôn huyện rất phong phú và đa dạng. Đa số họ có xu hướng thoát lí khỏi nghề nông và hướng tới những nghề đang được cho là “mốt” và những nghề gắn liền với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Việc chọn học những nghề phù hợp với sự phát triển của địa phương chưa là động lực chưa đủ mạnh để họ quyết tâm học và gắn bó với nghề. + Mức độ hành động nhằm thoả mãn nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn huyện cũng ở mức trung bình. Họ chưa tiến hành những hành động nhằm thoả mãn nhu cầu học nghề như một hành động với sự tham gia của ý chí, của tinh thần vượt khó. + Kết quả nghiên cứu thực tiễn mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới nhu cầu học nghề cho thấy: yếu tố “đầu ra” khi học nghề xong; sức khoẻ, giới tính, tuổi tác; lòng tin đối với các cơ sở dạy nghề; tự đánh giá sự phù hợp của bản thân với nghề; các mối quan hệ bạn bè; ý chí của bản thân là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến nhu cầu học nghề, sau đó là các yếu tố thuộc về dư luận xã hội, gia đình và các yếu tố thuộc về chính quyền địa phương ảnh hưởng ở mức thấp nhất đến nhu cầu học nghề của họ. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: - Là một trong những cơ sở để địa phương đưa ra những chính sách, đường lối chỉ đạo phù hợp, giúp đáp ứng và nâng cao nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn huyện. - Là nguồn thông tin thiết thực đối với hoạt động định hướng nghề nghiệp trong Nhà trường cũng như với mỗi gia đình. - Giúp các cơ sở đào tạo nghề có sự định hướng, đổi mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người đã, đang và sẽ học nghề. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: - Mở rộng phạm vi nghiên cứu trên phạm vi toàn thành phố Hải Phòng và trên toàn quốc. - Nghiên cứu sâu hơn mối quan hệ giữa các mặt biểu hiện của nhu cầu học nghề và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn. - Dự báo xu hướng nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn trong những năm tới. 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Hanh 2. Sex: female 3. Date of birth: 04/02/1985 4. Place of birth: Hai Phong 5. Admission decision number: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH, Dated: 14/10/2009 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: Apprenticeship needs of rural youth at Kien Thuy District, Hai Phong City in the current period. 8. Major: Psychological. 9. Code: 60 31 80 10. Supervisor: Assoc. Prof., Ph. D. Hoang Moc Lan – Faculty of Psychological, University of Social Sciences and Humanities 11. Summary of the findings of the thesis: Through academic research and practical apprenticeship needs of rural youth at Kien Thuy District, Hai Phong City in the current period, we have the following conclusions: - On results of academic research + From the research, analysis and generalization of relevant documents, the thesis has launched the concept system of themes: the needs, occupation, apprenticeship needs, rural youth, and apprenticeship needs of rural youth, etc. + The thesis also confirms the vocational needs of the youth at the district affected by many different factors such as: health, gender, age; awareness of the meaning of apprenticeship; self-assess their own psychological characteristics with vocation; family; friend relationship; vocational orientation and training activities at local; public opinion about vocation and the socio-economic transformation. - On results of practical study Results from empirical research indicate that the apprenticeship need of rural youth of the district is at average level. The level is reflected in three aspects: awareness level about the significance and the importance of apprenticeship; the determination of objects entitled to satisfy the demand for vocational training; and level of action to occupy the object to satisfy the apprenticeship needs. In detail: + Awareness of rural youth about the meaning of apprenticeship is at average level. If the meaning of apprenticeship is divided into the groups: significance to yourself, to family and to society, the rural youths have tendency of learning a trade to satisfy themselves rather than towards the meaning associated to family and social. + Vocational objects of rural youth in the district are abundant and diverse. Most of them tend to escape from farming and towards occupations being considered the "modern" ones and the jobs associated with the local socio-economic development. Selecting the appropriate jobs for local development has not been the driving force that is strong enough for them to be determined to study and stick with jobs. + Level of actions to meet apprenticeship needs of rural youth at the district also is at average level. They have not yet implemented the actions associated with the will and the spirit of overcoming difficulties. + The results of empirical study on effect of factors to vocational demand show that occupation when finished vocational training; health; gender; age; trust to vocational training institutions; self-assessment of conformity of himself to the job; friend relationships; and his own will are the most influential factors to apprenticeship need. The followings are public opinion and family; and the least influential factor is factors belonging to local government. 12. Practical applicability: - Is one of the basis for the local to make appropriate policies and guidelines to meet and improve the rural youth’s vocational needs. - Is a source of practical information for vocational orientation at schools as well as each family. - Helps vocational training institutions have innovative orientation to satisfy better the demand of those who has being ordered vocational training. 13. Further research directions: - Expand scope of the research across the Hai Phong City and the entire nation. - Study further the relationship between appearances of the needs for vocational training and the influence degree of all factors to apprenticeship needs of rural youth. - Forecast the apprenticeship needs of rural youth in the coming years. 14. Thesis-related publications: None

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây