Thông tin luận văn "Phát triển du lịch sinh thái biển đảo Cù Lao Chàm" của HVCH Trần Xuân Mới, chuyên ngành Du lịch học.
1. Họ và tên học viên: Trần Xuân Mới
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 15/01/1976.
4. Nơi sinh: Thái Bình.
5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 24/10/2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Phát triển du lịch sinh thái biển đảo Cù Lao Chàm
8. Chuyên ngành: Du lịch học
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Nguyễn Đình Hoè - Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Du lịch sinh thái biển đảo hiện nay là một loại hình du lịch mới phát triển ở Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái trong nước cũng như trên thế giới. Ở Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng, loại hình du lịch này tuy còn khá mới mẻ nhưng có rất nhiều triển vọng.
Quảng Nam là một địa danh có hai di sản văn hoá thế giới là Hội An và Mĩ Sơn. Với vị trí của mình Quảng Nam còn có khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Quảng Nam được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, trong đó có loại hình du lịch sinh thái biển đảo. Đề tài “Phát triển Du lịch sinh thái biển đảo Cù Lao Chàm” tập trung hệ thống lại những vấn đề cơ sở lí luận về du lịch sinh thái. Trên cơ sở đó, đề tài đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái biển đảo Cù Lao Chàm tại tỉnh Quảng Nam với những điểm mạnh, điểm hạn chế và đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm định hướng phát triển loại hình du lịch sinh thái biển đảo Cù Lao Chàm tại tỉnh Quảng Nam.
Đề tài có những đóng góp nhất định về mặt lí luận và thực tiễn, góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch của tỉnh, đặc biệt là sự phát triển của loại hình du lịch sinh thái biển đảo.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp kinh doanh loại hình du lịch sinh thái cũng như các đơn vị có nhu cầu tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái tại Cù Lao Chàm, đặc biệt là đối với chính quyền địa phương và ban quản lí Cù Lao Chàm.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
- Trần Xuân Mới, Cao Lầu Hội An, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 5-2011.
- Trần Xuân Mới, Cần tiêu diệt nhanh cây lá bạc, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 7-2011.
- Trần Xuân Mới, “Sát thủ" cây lá bạc uy hiếp hệ sinh thái rừng Cù Lao Chàm, http://www.gdtd.vn/channel/2773/201109/Sat-thu-cay-la-bac-uy-hiep-he-sinh-thai-rung-Cu-Lao-Cham-1953317/, cập nhật 24.9.2011
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Tran Xuan Moi 2. Sex: Male
3. Date of birth: 15th January 1976 4. Place of birth: Thai Binh.
5. Admission decision number: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH.
Dated: 24/10/2008
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: Develop Ecotourism on islands at Cu Lao Cham.
8. Major: Tourrism Studies 9. Code:
10. Supervisors: Nguyễn Đình Hoè Assoc.Prof.Dr. Dean Faculty of Tourism Studies. University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
11. Summary of the findings of the thesis:
Nowadays, Eco-tourism on islands is a developing type of new tourism and it plays an important role in protecting environment and preserving ecosystem in Vietnam and in the world as well. In Vietnam in general, and in Quang Nam province in particular, this type is quite new but promising.
Quang Nam province has two Cultural World Heritage sites are Hoi An ancient town and Mi Son. With its location, Quang Nam’s preseved area of Cham island regonized as Biosphere Reserves World by UNESCO.
Quang Nam is judged as one of those which have a lot of potentials for tourism development, including ecotourism on islands. The thesis “Develop ecotourism on islands at Cu Lao Cham” focuses on re-systemizing theoretical basis on ecotourism. Base on that basis, the thesis judges the reality of ecotourism development on islands of Cu Lam Cham in Quang Nam province. It also summarizes the strong points and limitted points and gives solutions and recommendations in order to orient development for this type of tourism in Quang Nam province.
The thesis, to some extents, has had theoretical and practical contributions to the tourism development of Quang Nam province, especially ecotourism on islands.
12. Practical applicability, if any:
The thesis is the useful reference for enterprises in the field of ecotourism and organizations which have the demand to have ecotourism activities, especially for local government and management board of Cu Lao Cham.
13. Further research directions, if any: No
14. Thesis-related publications:
- Trần Xuân Mới, Cao Lầu Hội An, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 5-2011.
- Trần Xuân Mới, Cần tiêu diệt nhanh cây lá bạc, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 7-2011.
- Trần Xuân Mới, “Sát thủ" cây lá bạc uy hiếp hệ sinh thái rừng Cù Lao Chàm, http://www.gdtd.vn/channel/2773/201109/Sat-thu-cay-la-bac-uy-hiep-he-sinh-thai-rung-Cu-Lao-Cham-1953317/, cập nhật 24.9.2011.