TTLV: Hành động “mời” trong giao tiếp của người Việt

Thứ tư - 12/09/2012 03:57
Thông tin luận văn "Hành động “mời” trong giao tiếp của người Việt: Một số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài" của HVCH Trần Thị Mai Hương, chuyên ngành Ngôn ngữ học.
Thông tin luận văn "Hành động “mời” trong giao tiếp của người Việt: Một số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài" của HVCH Trần Thị Mai Hương, chuyên ngành Ngôn ngữ học. 1. Họ và tên học viên: Trần Thị Mai Hương 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 27/ 10/ 1983 4. Nơi sinh: Thành phố Thái Nguyên 5. Quyết định công nhận học viên số: 2551 Ngày 02 tháng 11 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo 7. Tên đề tài luận văn: Hành động “mời” trong giao tiếp của người Việt: Một số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài 8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học 9. Mã số: 60 22 01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đỗ Việt Hùng 11. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Trong văn hoá giao tiếp, người Việt mời nhau theo cả lối gián tiếp và trực tiếp. Trong đó, lối mời gián tiếp được ưu tiên sử dụng nhiều hơn (chiếm 68,4%). Và khi ứng dụng vào việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ thì hiệu quả dạy và học sẽ được đánh giá ở mức độ cao nếu người học biết cách tạo lập và dùng những lời mời gián tiếp. Người Việt có và sử dụng tối đa từ xưng hô trong các lời mời. Những phát ngôn mời không có từ xưng hô không nhiều. Sự có mặt hay thiếu vắng từ xưng hô làm nên các sắc thái ngữ nghĩa khác nhau cho các phát ngôn mời. Người Việt dùng không giới hạn các kiểu cấu trúc trong lời mời. Có những kiểu cấu trúc mang đặc trưng ngữ pháp và ngữ nghĩa riêng có của phát ngôn mời, có những biểu thức do tình huống giao tiếp cho phép cũng có thể trở thành phát ngôn mời, có những lối nói “đặc trưng” trong những tình huống giao tiếp “điển hình” như mời ăn, mời uống… cũng trở thành lời mời. Tình huống giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu về hành động mời. Tình huống giao tiếp sản sinh ra các phát ngôn mời và quy định cách tổ chức ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp trong quá trình tạo lập một phát ngôn mời. Tình huống giao tiếp giữa “chủ” và “khách” là tình huống xuất hiện nhiều nhất khi khảo sát… Điều này chứng tỏ và khẳng định tinh thần giao lưu văn hoá cộng đồng rất mạnh mẽ của người Việt. Đề xuất dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ trên cơ sở ứng dụng hành động ngôn từ, chúng tôi mong muốn góp phần nào đó vào vấn đề phương pháp dạy tiếng nói chung. Dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ theo hướng lấy hành động ngôn ngữ làm cơ sở là dạy theo hướng giao tiếp. Đây là một phương pháp dạy lấy người học là trung tâm – chú trọng đến năng lực giao tiếp của người học. Nó đòi hỏi người giáo viên cần chuẩn bị nhiều tình huống giao tiếp đa dạng nhưng thực tế giúp sinh viên có thể vận dụng, sử dụng và tạo lập tốt các hành động ngôn ngữ nói chung để tham gia vào giao tiếp của người Việt. Dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ trên cơ sở hành động mời là giúp họ biết chủ động tạo lập được những phát ngôn mời trong những tình huống mời cụ thể để tham gia vào hoạt động mời của người Việt; qua đó giúp họ hiểu thêm về văn hoá mời của người Việt. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Bổ sung thêm phương pháp dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : TRAN THI MAI HUONG 2. Sex: Female 3. Date of birth: 27/ 10/ 1983 4. Place of birth: Thai Nguyen City 5. Admission decision number: 2551 Dated 02/ 11/ 2007 6. Changes in academic process 7. Official thesis title: The “invitation” speech act in the Vietnamese communication: Some issue on teaching invitations to foreigners 8. Major: Linguistics 9. Code: 60 22 01 10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr Do Viet Hung 11. Summary of the findings of the thesis: In the culture of communication, the Vietnamese invite one another both indirectly and directly. The indirect way of invitation is preferred in usage (68.4%). When applying that into the teaching and learning of Vietnamese as a foreign language, the learners will reach an advanced level if they know how to create and use the indirect invitations. The Vietnamese have and use a maximum of personal pronouns in their invitations. There are not many invitation expressions without personal pronouns. The presence or absence of personal pronouns in different invitations makes different meanings. The Vietnamese use an unlimited number of structures in their invitations. There are structures that have the special grammatical and semantic characteristics of the invitation expressions. There are special expressions becoming invitations because the situations of the communication allow. There are also special expressions in “typical” situations of communication such as offering somebody something to eat and to drink… that can become invitation expressions. Situations of communication play an important role in the study about invitation. Situations of communication create invitation expressions and define the phonological, vocabular and grammatical organizations of an invitation expression’s establishment. The situation of communication between the “subject” and the “object” is the most popular situation in our investigation. This could prove and confirm the strong intercultural interest within the Vietnamese community. With a recommendation about using speech act in teaching Vietnamese as a foreign language, we would like to contribute to enrich the method of teaching languages. Using speech act as a basis for teaching Vietnamese as a foreign language is a communicative teaching approach. This method considers the learners the centre of the teaching, which focusing on the communication competence of the learners. It requires the teachers to prepare a variety of “real” communication situations so that the students would be able to apply them, use them and establish good speech acts in communicating with the Vietnamese. Teaching Vietnamese based on teaching invitations will help the learners become active in establishing their invitation expressions in specific situations when they would like to invite the Vietnamese; through which, they will understand more about the Vietnamese culture. 12. Practical applicability: Suggest a new method of teaching Vietnamese as a foreign language

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây