TTLV: Khảo sát chương trình thời đại thứ nhất của Văn học Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn phổ thông từ 1985 đến nay

Thứ hai - 09/10/2023 23:28
1. Họ và tên học viên: Đỗ Thúy Hằng                  2. Giới tính Nữ
3. Ngày sinh: 01/4/1980
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số 2948/QĐ- XHNV ngày 28/12/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: Khảo sát chương trình thời đại thứ nhất của Văn học Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn phổ thông từ 1985 đến nay
8. Chuyên ngành:Văn học Việt Nam ;     Mã số: 822903004
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS.Trần Ngọc Vương
(Ghi rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên và cơ quan công tác)
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Chương trình thời đại thứ nhất của văn học viết Việt Nam (từ đầu thế kỷ thứ X đến hết thế kỷ XIX) đã đóng góp to lớn trong việc bồi dưỡng phẩm chất cao đẹp, tinh thần sáng tạo; nâng tầm vóc dân tộc, đất nước trong tương quan quốc tế. Tinh thần yêu nước, sức mạnh đoàn kết trong những áng văn chương cổ đã góp phần không nhỏ làm nên những chiến công hiển hách, giữ vững độc lập, đặc biệt trong bang giao với Trung Hoa. Ngày nay thơ văn trung đại vẫn tiếp tục phát huy giá trị bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, ý thức cho bao thế hệ con người Việt Nam. Vì vậy định hướng tiếp cận năng lực trong dạy học tác phẩm văn học trung đại Việt Nam chính là cách chúng ta giáo dục ý thức gắn bó với cội nguồn văn hóa dân tộc đồng thời mở ra những chân trời tri thức mới cho những người trẻ trong xã hội hôm nay.
Đánh giá về việc lựa chọn các tác giả, tác phẩm văn học trung đại Việt nam trong SGK phổ thông từ thời kì đổi mới, luận văn góp phần khẳng định thành tựu và nêu lên một số tồn tại của chương trình văn học trung đại Việt Nam trong SGK Ngữ văn. Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận xét (dù còn mang tính chất chủ quan) về mảng văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn từ thời kì đổi mới: Nguyên tắc xây dựng chương trình từ THCS đến THPT; cách thức lựa chọn cho thấy quan điểm của ban soạn thảo chương trình.
Bên cạnh việc góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả giảng dạy văn học trung đại Việt Nam nói riêng và Ngữ văn nói chung trong công cuộc đổi mới chương trình Ngữ văn hiện nay cho phù hợp với xu thế dạy học của thời đại,  luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho chính giáo viên trung học, đặc biệt là việc định hướng giảng dạy có hiệu quả những tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn mới 2018.
So với chương trình năm 2000 và 2006, chương trình GDPT 2018 đối với môn Ngữ văn có nhiều điểm mới. Cụ thể là đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên áp dụng kỹ thuật dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Qua đó, giúp học sinh biết tôn trọng sự khác biệt và đạt được sự độc lập trong tư tưởng. Hơn nữa, chương trình còn chú trọng đồng thời kĩ năng Đọc, Viết, Nói và Nghe. Nhìn chung, giáo viên đánh giá rất cao các hoạt động Nói và Nghe được xây dựng trong ba bộ sách giáo khoa mới

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:
Bên cạnh việc góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả giảng dạy văn học trung đại Việt Nam nói riêng và Ngữ văn nói chung trong công cuộc đổi mới chương trình Ngữ văn hiện nay cho phù hợp với xu thế dạy học của thời đại,  luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho chính giáo viên trung học, đặc biệt là việc định hướng giảng dạy có hiệu quả những tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn mới 2018.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)

      
INFORMATION ON MASTER’S THESIS


1. Full name: Do Thuy Hang                  2. Sex: Female
3. Date of birth: April 1, 1980
4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number 2948/QD-XHNV, December 28, 2021, issued by the President of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University
6. Changes in academic process: 
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title:
EXAMINING THE FIRST ERA PROGRAM OF VIETNAMESE LITERATURE IN LITERATURE TEXTBOOKS OF GENERAL EDUCATION SINCE 1985
8. Major: Vietnamese Literature;              Code: 822903004
9. Supervisor: Prof. Dr. Tran Ngoc Vuong
(Full name, academic title and degree)
10. Summary of the findings of the thesis:
The first era of the Vietnamese Literature program (from the early 10th century to the end of the 19th century) made an immense contribution towards fostering noble qualities and creativity and raising the status of our country in international relations. Patriotism and solidarity in historical literature have contributed significantly to the country's glorious victories and independence maintenance, especially in relations with China. At present, Vietnamese Medieval Literature is continuing to foster thought, emotion, and consciousness within many Vietnamese generations. Hence, competency-based orientation in teaching Vietnamese Medieval Literature is how we educate the youth to be engaged to their origin, culture, and nation while broadening their new knowledge horizon.
By assessing the selection of Vietnamese Medieval works and authors in the textbook used in general education since Doi Moi, this thesis aims to notice the achievements and identify the drawbacks of the Vietnamese Medieval Literature program in Literature textbooks. From this, comments (despite its objectiveness) about the Vietnamese Medieval Literature part in Literature programs since Doi Moi are elicited including principles for developing education programs from lower secondary to high school; the selection method which demonstrates the opinions of textbooks’ authors.
Besides contributing to innovate methods and improve the effectiveness of teaching Vietnamese Medieval Literature in particular and Literature in general, in the innovation process of the current Literature program to meet the modern teaching direction, this thesis can be a reference for high school teachers, particularly in orienting effective teaching of Vietnamese Medieval Literature in the 2018 New Literature program.
Compared to the 2000 and 2006 programs, the 2018 general education program for Literature presents many new points. To be more specific, Literature teaching methods are innovated in a student-centered orientation, in which teachers apply teaching techniques to develop students' qualities and abilities, thereby helping students appreciate differences and acquire independent thinking skill. Furthermore, the program also focuses on improving Reading, Writing, Speaking, and Listening skills. In general, teachers positively evaluate Speaking and Listening activities appearing in the three new series of textbooks used in general education.

11. Practical applicability: (if any)
Besides contributing to innovate methods and improve the effectiveness of teaching Vietnamese Medieval Literature in particular and Literature in general, in the innovation process of the current Literature program to meet the modern teaching direction, this thesis can be a reference for high school teachers, particularly in orienting effective teaching of Vietnamese Medieval Literature in the 2018 New Literature program.
12. Further research directions: (if any)
13. Thesis-related publications:
(List them in chronological order)

         



 

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây