1. Họ và tên học viên: TRIỆU ĐỨC THỌ
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 10/02/1992
4. Nơi sinh: Hà Đông - Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 2948/2021/QĐ-XHNV ngày 28/12/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Giá trị liên kết và giá trị lập luận của một số từ nối trong các bài báo khoa học (qua tạp chí Y Dược học Quân sự).
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 8229020.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Văn Tình
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản về lí luận của Ngôn ngữ học Văn bản và Lí thuyết Phân tích diễn ngôn. Trong đó có: 1) Những khái niệm cơ bản (văn bản, diễn ngôn, phát ngôn, liên kết, mạch lạc…); 2) Tính liên kết - đặc trưng cơ bản nhất của văn bản; 2) Các phương tiện liên kết và các phép liên kết văn bản.
- Phần tiếp theo của chương lí thuyết, luận văn trình bày kĩ về phép nối (với tư cách là phương tiện liên kết trực thuộc) với những đặc thù về hình thức và những biểu hiện nhận diện. Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra các từ nối trong tiếng Việt (gần 100 từ) và từ tiêu chí phân loại để chỉ ra 9 phạm trù khác nhau. Luận văn chọn các phát ngôn có từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết và lấy văn bản là các bài báo trong tạp chí Y Dược học Quân sự để khảo sát.
- Một chương của luận văn (chương 2) tập trung miêu tả, phân tích các từ nối đã lựa chọn (vì vậy/ vì thế, cho nên, do đó, tóm lại, nhìn chung/ nói chung…) để chỉ ra mối liên kết hình thức (liên kết cấu trúc) của các phát ngôn có từ nối này hiện diện. Các từ nối này chỉ ra mối quan hệ logic giữa hai phát ngôn (chủ ngôn và kết ngôn).
- Chương 3 là chương khai thác giá trị lập luận, giá trị ngữ nghĩa của các phát ngôn (có thể là chuỗi phát ngôn) trong mạch diễn giải văn bản khoa học. Bản thân chuỗi phát ngôn có từ nối liên kết được coi là một “tiểu văn bản” và tiểu văn bản này làm thành một “tiểu lập luận” mà các phát ngôn tiền đề (chủ ngôn) chính là một (hay nhiều) luận cứ để dẫn đến kết luận (ở kết ngôn). Luận văn chứng minh chủ ngôn và kết ngôn không chỉ là 1 phát ngôn mà có thể là n phát ngôn (n ≥ 2). Xem xét lần lượt trường hợp từng từ nối ta thấy, chính sự mở rộng phát ngôn này làm cho lập luận trở nên đa dạng, sinh động và thuyết phục hơn.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Kết quả luận văn sẽ giúp cho: 1) Đọc và hiểu văn bản rõ hơn, đúng hơn; 2) Giúp cho việc tóm tắt văn bản (tổng thuật, lược thuật) các văn bản khoa học nhanh gọn và chính xác; 3) Giúp cho việc dạy và học tiếng Việt có hệ thống; 4) Giúp cho việc biên soạn Từ điển hư từ tiếng Việt…
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Người viết hi vọng sẽ mở rộng, đào sâu vấn đề đã đặt ra trong luận văn ở cấp nghiên cứu cao hơn (nghiên cứu sinh)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: TRIEU DUC THO
2. Sex: Male
3. Date of birth: 10/02/1992
4. Place of birth: Hadong - Hanoi
5. Admission decision number: No 2948/2021/QĐ-XHNV ngày 28/12/2021 by The Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Meaning of Cohesion and Argument of some Linking Words in Scientific Papers (from Journal of Military Pharmaco - Medicine).
8. Major: Linguistics Code: 8229020.01
9. Supervisors: Assoc.Prof. Dr. Pham Van Tinh
10. Summary of the findings of the thesis:
This paper study has presented theoretically fundamental theories of text linguistics and Discourse Analysis including basic concepts (text, discourse, Utterance, coherence and Cohesion ..); 2) Cohesion - the most pivotal characteristics of a text; 3) Cohesive devices and techniques in a text.
In the subsequent chapter, this study focused on the analysis of conjunction devices in detail (as subordinating conjunctions) which are characterized by forms and expressions of identity. On that basis, roughly 100 conjunctions in Vietnamese have been analyzed in this thesis, thereby introducing nine categories according to the criteria for the classification of conjunctions. Additionally, the study included statements containing conjunctions describing results and summary via an investigation and analysis of scientific papers published in Journal of Military Pharmaco – Medicine.
The chapter 2 gives a detailed discription of conjunctions selected in the study (such as therefore, because, so, consequently, briefly, general speaking/ broadly speaking) where the structural connections of these statements have been exposed. These conjunctions signal the logical relationship between two statements (introduction and conclusion).
Chapter 3 explored the argument and semantic value of statements (possibly chains of sentences in the interpretation of scientific texts. These chains themselves consisting of transitional words were regarded as “sub-text”, which in turn formed a sub-argument. The premise statements (subject) are primarily one (or more) arguments constituting the conclusion (end of statements)
The thesis also gave the evidences that there might be more (n) statements rather than one statement formed from subjects and conclusions (n ≥ 2). Take each sentence comprising conjunctions into consideration, we can observe that it is the expansion of the statement that makes the argument more diverse and persuasive
11. Practical applicability, if any:
The findings of this thesis contribute to make it 1) Clear and accurate comprehension and interpretation; 2) Helpful for more quick and concise text summarization; 3) More systematical in learning and teaching the Vietname language; 4) To facilitate the compilation process of Vietnamese Non-Verbal Dictionary.
12. Further research directions, if any: Further study on these issues is needed.
13. Thesis-related publications: No