TTLV: Thơ trên tạp chí “Vạn Hạnh” trong bối cảnh văn học phật giáo miền Nam 1965-1975 của HVCH Nguyễn Thị Thúy.

Thứ năm - 12/10/2023 23:13
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thúy    2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 21/05/1993.
4. Nơi sinh: An Lưu, Phú Mỹ, Phú Vang, Thừa Thiên Huế.
5. Quyết định công nhận học viên số: 2948 Ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: Thơ trên tạp chí “Vạn Hạnh” trong bối cảnh văn học phật giáo miền Nam 1965-1975 của HVCH Nguyễn Thị Thúy.
8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 21035177
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thu Hiền, Khoa Văn học, Trường ĐKHXHN&NV, ĐHQGHN
(Ghi rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên và cơ quan công tác)
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: (nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới nếu có)
Thứ nhất: Luận văn giới thiệu một cách khái quát tới vấn đề lịch sử, văn học Phật giáo, thơ Phật giáo qua các tạp chí tiêu biểu ở thơ miền Nam trong giai đoạn 1955- 1975. Luận văn có giới thiệu sơ lược thiền sư Vạn Hạnh, Bồ tát Thích Quảng Đức, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Vũ Hoàng Chương, Trụ Vũ, Nguyễn Phố, và thống kê những bài thơ được sáng tác trên tạp chí “Vạn Hạnh” của một số tác giả tiêu biểu. Từ đó, luận văn đưa ra những giá trị tư tưởng Phật giáo trong nền văn học Việt Nam, như làn gió nhẹ thổi vào tâm hồn người đọc, tạo nên khu vườn đầy sức sống, lung linh, tỏa hương thơm nhẹ nhàng và thanh thoát.
Thứ hai: Luận văn đưa ra những khái niệm Biểu tượng theo các nhà nghiên cứu lý luận văn học cho rằng: Biểu tượng là “phương tiện tạo hình và biểu đạt” có tính “đa nghĩa” trong tác phẩm văn học. Theo S.X.Pocxo: “Biểu tượng là một kí hiệu tùy thuộc vào đối tượng mà nó biểu hiện do một luật lệ thông thường là một sự liên tưởng chung.”. Nhờ đó cho thấy, biểu tượng trong văn học có tính đa nghĩa, tính trừu tượng, tính văn hóa. Khi phân tích biểu tượng tùy thuộc vào phong tục tập quán, tín ngưỡng, v.v. của từng đất nước, từng địa phương và từng giai đoạn lịch sử.
Thứ ba: Luận văn nghiên cứu hai cảm hứng chủ đạo và chủ yếu trong thơ trên tạp chí Vạn Hạnh là cảm hứng dân tộc và cảm hứng tôn giáo. Cho nên, những bài thơ trên tạp chí Vạn Hạnh vừa có chiều sâu về nội dung tư tưởng, vừa có sức cuốn hút về nghệ thuật biểu hiện. Sau đó, luận văn phân tích ý nghĩa và giá trị không gian, thời gian nghệ thuật của thơ trên tạp chí Vạn Hạnh.
Tóm lại, với luận văn này chúng tôi đã giới thiệu tạp chí Vạn Hạnh, lịch sử Phật giáo miền Nam trong những năm 1955-1975. Qua đó, tìm hiểu, nghiên cứu và tiếp cận biểu tượng thiên nhiên và biểu tượng tôn giáo, hình tượng của con người, triết lý Phật giáo từ thơ được trên tạp chí Vạn Hạnh, đã để lại đấu ấn trong lòng người đọc và khích lệ thế hệ hôm nay cùng ngày mai tiếp nối dòng chảy vô tận của văn học Phật giáo. Luận văn còn nghiên cứu về vai trò của thơ trên tạp chí Vạn Hạnh đối với công cuộc chống Mỹ cứu nước của dân tộc, đã tạo nên một “mặt trận” bằng ngôn từ, góp phần quan trọng trong việc khích lệ tinh thần đấu tranh bảo vệ tự do tính ngưỡng và bảo vệ đất nước.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Không có
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Truyện ngắn trên tạp chí Vạn Hạnh trong bối cảnh văn học phật giáo miền Nam 1965-1975
Bài nghiên cứu Phật học trên tạp chí Vạn Hạnh trong bối cảnh văn học phật có giáo miền Nam 1965-1975
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: “Biểu tượng con người trên thơ Tạp chí Vạnh Hạnh”, Tạp chí nghiên cứu Phật học.
Like https://tapchinghiencuuphathoc.vn/bieu-tuong-con-nguoi-tren-tho-tap-chi-van-hanh.html
      
INFORMATION ON MASTER’S THESIS


1. Full name : Nguyen Thi Thuy ……2. Sex: Female...........................................................
3. Date of birth: May 21, 1993………
4. Place of  birth: An Luu, Phu My, Phu Vang, Thua Thien Hue………………………..
5. Admission decision number: No. 2948/2021/QD-XHNV Dated December 28, 2021 of
the Rector of the University of Social Sciences and Humanities.........................................
6. Changes in academic process: No.................. .....................................................................
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: Poetry in the magazine “Van Hanh” in the context of Southern Buddhist literature 1965-1975…………………………...................
8. Major: Vietnamese Literature; Code: 21035177………………………………………
9. Supervisors: PhD. Do Thu Hien, Faculty of Literature, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi
10. Summary of the results of the thesis: The thesis has resolved three important subjects:
Firstly, the thesis introduces in a general way the issues of history, Buddhist literature, and Buddhist poetry through typical magazines in Southern poetry during the period 1955-1975. The thesis briefly introduces Zen. Master Van Hanh, Bodhisattva Thich Quang Duc, Zen Master Thich Nhat Hanh, Vu Hoang Chuong, Tru Vu, Nguyen Pho, and statistics of poems composed in Van Hanh magazine by some typical authors. From there, the thesis presents the values of Buddhist ideology in Vietnamese literature, like a gentle breeze blowing into the reader's soul, creating a garden full of vitality, shimmering, radiating a gentle and serene fragrance.
Secondly, the thesis introduces the concept of Symbol according to literary theory researchers: Symbol is a “means of shaping and expressing” with “multiple meanings” in literary works. According to S.X.Pocxo: “A symbol is a sign that depends on the object it represents due to a common rule that is a common association.” This shows that symbols in literature are multi-meaning, abstract, and cultural. When analyzing symbols, it depends on customs, beliefs, etc. of each country, each locality and each historical period.
Thirdly, the thesis researches the two main and primary inspirations in poetry in Van Hanh magazine: national inspiration and religious inspiration. Therefore, the poems in Van Hanh magazine have both the depth in ideological content and the appeal in artistic expression. Then, the thesis analyzes the meaning and value of artistic space and time of Poetry in Van Hanh magazine.
In short, with this thesis we have introduced Van Hanh magazine, the history of Southern Buddhism in the years 1955-1975. Thereby, learning, researching and approaching natural symbols and religious symbols, human images, and Buddhist philosophy from poetry printed in Van Hanh magazine has left a mark in the hearts of readers and encouraged today's and tomorrow's generations to continue the endless flow of Buddhist literature. The thesis also researches the role of poetry in Van Hanh magazine in the nation's fight against America to save the country, creating a “front” with words, making an important contribution to encouraging the spirit of fighting to peotect religious freedom and the country.
11. Practical applicability: No
12. Future research directions:
- Short stories in the magazine “Van Hanh” in the context of Southern Buddhist literature 1965-1975
- Buddhist research article in the magazine “Van Hanh” in the context of Southern Buddhist literature from 1965-1975
13. Thesis-related publications: Nguyen Thi Thuy (2023), “Human symbols in poetry Van Hanh Magazine”, Journal of Buddhist Studies. Source: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/bieu-tuong-con-nguoi-tren-tho-tap-chi-van-hanh.html#penci-Bieu-tuong-con-nguoi - WP EXtra

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây