TTLV: Những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay

Thứ hai - 14/11/2016 03:29

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Hà Tuấn Anh

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 19/5/1979

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH. Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có

7. Tên đề tài luận văn: Những hạn chế trong việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử hiện nay

8. Chuyên ngành: Báo chí học               Mã số: 60.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Duy Thông

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn tập trung nghiên cứu và đưa ra một số kết quả cơ bản như sau:

Trong chương 1, tác giả đưa ra những khái niệm cơ bản về báo điện tử, pháp luật và thông tin pháp luật cũng như những vấn đề quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thông tin của báo điện tử. Các thông tin liên quan đến 3 tờ báo được khảo sát cũng được đưa ra ở đây.

Ở chương này, tác giả tập trung phân tích vai trò của báo chí trong việc đưa tin pháp luật cũng như xu hướng mở chuyên mục này, đồng thời nhấn mạnh những ưu điểm, nhược điểm của báo điện tử trong việc thông tin pháp luật. Bên cạnh việc chỉ ra những lỗi sai của báo điện tử, người nghiên cứu đưa ra những tiêu chí để thực hiện tuyên truyền tốt thông tin pháp luật trên báo điện tử.

Chương 2, tác giả đề cập đến 4 vấn đề còn hạn chế của việc đưa tin, bài pháp luật trên báo điện tử. Đó là hạn chế về mặt nội dung, hình thức, vi phạm bản quyền cùng những lỗi sai của nhà báo khi đưa tin pháp luật. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh tới hạn chế về nội dung và hình thức.

Hàng loạt các vấn đề hạn chế được đặt ra ở chương này như ít bài phản biện mang tính tích cực, đưa đậm những vụ thảm án nghiêm trọng, thiếu thông tin thẩm định, vi phạm đời tư cá nhân. Ngoài ra, lỗi sai chính tả, dùng ngôn ngữ giật gân câu khách và sử dụng hình ảnh mang tính chất bạo lực được chỉ ra.

Trong chương 3, tác giả luận văn đưa ra nguyên nhân của những hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đưa tin pháp luật trên báo điện tử như: nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; tăng cường chế tài xử phạt cũng như khen thưởng xứng đáng cho các sản phẩm chất lượng. Một phần không thể thiếu đó là giáo dục quan điểm của cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản đối với các vụ việc pháp luật.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn không chỉ hữu ích với những phóng viên mới vào nghề, giúp các giảng viên báo chí có thêm tư liệu khi đứng lớp, luận văn còn có những khuyến nghị mang tính thực tế để các cấp quản lý tòa soạn cũng như cơ quan quản lý báo chí ở trung ương đưa ra những hoạch định chính sách nâng cao việc đưa tin pháp luật trên báo điện tử tới độc giả.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có điều kiện, từ luận văn này cũng có thể gợi mở ra hướng nghiên cứu sâu hơn để giúp mục pháp luật trên các báo điện tử thu hút được độc giả, tránh mang tiếng giật khách câu view nhưng vẫn có lối đi đúng hướng và hấp dẫn trong việc tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Ha Tuan Anh                         2. Sex: Male

3. Date of birth: May 19, 1979                    4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH dated December 30, 2013 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University

6. Changes in academic process: N/A

7. Official thesis title: Limitations in covering legal news in electronic papers today

8. Major: Newspapers and magazines         Code: 60.32.01.01

9. Supervisor: Assoc.Prof.Dsc. Vu Duy Thong

10. Summary of the findings of the thesis:

The thesis focuses on studies and some basic findings are as follows:

In Chapter 1, the author provides the basic concepts of electronic newspaper (e-paper), law and legal information as well as the issues of legal norms that govern information activities of e-papers. Information related to the three papers under survey is also provided here.

In this chapter, the author concentrates on analyzing the role played by newspapers in covering legal news and propensity for opening this special column, at the same time, emphasizes the advantages and disadvantages of e-papers in covering legal news. In addition to pointing out errors in e-papers, the researcher also lay down criteria for propagating well legal news in e-papers.

In Chapter 2, the author touches upon the four existing limitations in covering legal news in e-papers. These are limitations on form and content, on copyright infringement, together with journalists’ errors when covering legal news. In these, special emphasis is placed upon the limitations on form and content.

This chapter also deals with a series of problems, such as counter-arguments in positive nature are just a few, serious legal cases are being too highlighted, lack of verification information, and infringement of privacy. In addition to that are spelling mistakes, use of sensational language to attract listeners and pervading violence.

In Chapter 3, the author of the thesis pinpoints the causes of the limitations, from that to propose solutions to enhance the performance of covering legal news in e-papers, for example, by improving specialized and professional competences, corporate ethics of journalists; increasing penal sanctions as well as giving praise commensurate with quality products. One content indispensable here is the point of view of press agencies, governing bodies on legal affairs.

11. Practical applicability:

The findings of the thesis are not only beneficial to novices as new reporters, helping press trainers to have more materials while training at training classes but also give practical recommendations for editorial management at different levels and press management agencies at the central level to make plans to improve activities of bringing legal news on e-papers to readers.

12. Further research directions:

If conditions permit, from this thesis, many ways to study deeper may probably be suggested help the legal column in e-papers to attract readers, avoiding getting the bad reputation of “snatching customers”, “courting likes and views”, while still keeping moving in the right direction and being attractive in propagating and disseminating legal knowledge to the people.

13. Thesis-related publications: N/A

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây