TTLV: Nhận diện rào cản về nguồn lực trong hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam

Thứ năm - 23/04/2015 22:21

    THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Triệu Thị Bảo Hoa

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 5/9/1980

4. Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định công nhận học viên số: 2797/QĐ-XHNV-SĐH ngày 28/12/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: “Nhận diện rào cản về nguồn lực trong hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam”

8. Chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ              Mã số: 60.34.04.12

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Hà

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: 

(1) Luận văn đã hệ thống lại một số khái niệm về “tổ chức KH&CN”, “Nguồn lực”, và “Hội nhập quốc tế”. Trên cơ sở tổng hợp các bài viết về lý thuyết hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế về KH&CN nói riêng, Luận văn đã (a) chỉ ra được nguyên nhân và tác động của hội nhập quốc tế về KH&CN đối với sự phát triển của hệ thống tổ chức KH&CN một quốc gia; (b) khẳng định hội nhập quốc tế về KH&CN là một xu thế tất yếu không thể đảo ngược. Từ nghiên cứu lý thuyết về nguồn lực, Luận văn cũng đã khẳng định được nguồn lực là rào cản chính đối với sự phát triển của mọi tổ chức, bao gồm tổ chức KH&CN trong quá trình hội nhập quốc tế về KH&CN (vì hội nhập quốc tế về KH&CN vừa là mục tiêu phát triển của các tổ chức KH&CN, vừa là yếu tố tạo ra sức ép buộc các tổ chức KH&CN phải thay đổi, cải cách để phù hợp với xu thế phát triển).

Điểm mới trong phần lý thuyết là: Luận văn đã mô phỏng quá trình hội nhập quốc tế về KH&CN cũng như rào cản nguồn lực đối với quá trình đó thành mô hình (Hình 2 và 3).

(2) Bằng phương pháp tổng hợp số liệu, Luận văn đã nêu được tổng quan hệ thống tổ chức KH&CN ở Việt Nam và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (VAST). Thông qua điều tra thống kê, phân tích số liệu và phỏng vấn chuyên gia (kết hợp với các số liệu nghiên cứu trước đây), Luận văn đã mô tả được thực trạng hội nhập quốc tế của hệ thống tổ chức KH&CN Việt Nam nói chung và của VAST nói riêng trong tương quan so sánh với nền KH&CN thế giới.

Điểm mới đó là: Luận văn đã chứng minh được bốn yếu tố tài lực, nhân lực, vật lực và tin lực chính là rào cản đối với VAST trong quá trình hội nhập quốc tế về KH&CN. Trên cơ sở đó, Luận văn đã đề xuất một số biện pháp để VAST có thể khắc phục được những rào cản này, nhằm đạt được mục tiêu hội nhập quốc tế đề ra.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

(1) Các khuyến nghị về biện pháp khắc phục rào cản nguồn lực cho VAST trong quá trình hội nhập quốc tế về KH&CN có thể được các lãnh đạo hoặc đơn vị tham mưu cho lãnh đạo VAST xem xét áp dụng trong thực tiễn quản lý trong thời gian tới.

(2) Một số nội dung lý thuyết, số liệu, bảng phân tích trong Luận văn có thể được tham chiếu và sử dụng trong các bài giảng hoặc làm tài liệu nghiên cứu về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Mở rộng nghiên cứu cho hệ thống các tổ chức KH&CN của Việt Nam theo hướng nhận diện các rào cản (bao gồm nguồn lực, hoặc một số rào cản khác như thể chế, chính sách) trong quá trình hội nhập quốc tế của cả hệ thống.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

- “Khắc phục rào cản về nguồn lực để tăng cường hội nhập quốc tế về KH&CN: Kinh nghiệm của Nhật Bản trong giai đoạn công nghiệp hóa”, Tạp chí KH&CN Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, số tháng 3.2015 (700), Năm thứ 57, ISSN 1859 – 4794, tr.... - ....

- “Động lực và tác động của hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ: từ góc nhìn lý thuyết”, Tạp chí Chính sách và quản lý khoa học và công nghệ, Tập 5, Số 1, 2015, ISSN 1859 – 3801, tr ......-......

                                                    

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Trieu Thi Bao Hoa                                      2. Sex: Female

3. Date of birth: 05 September, 1980                               4. Place of birth: Hai Phong

5. Admission decision number: 2797/QĐ-XHNV-SĐH dated 28/12/2012

6. Changes in academic process: none  

7. Official thesis title: identify resource barriers to science and technology international intergration of the Vietnam Academy of Science and Technology

8. Major: Science and Technology Management                9. Code: 60.34.04.12

10. Supervisors: Associate Professor Mai Ha

11. Summary of the findings of the thesis:

(1) The Thesis has systemized key concepts and definitions on “Science and Technology organizations”, “Resources” and “International Integration”. Having studied on theoretical papers, the Thesis has (a) indicated causes of and impacts by S&T international integration into the development of a national S&T systems; (b) proven S&T international integration is both inevitable trendancy and inreversible process. Resulted from thereotical study on resources, the Thesis has also confirmed that the former is main barriers to the development of all organizations, including Science and Technology ones (S&T international integration is not only a development goal of an organization but also creates pressure on the latter to be reformed and thus adapptive to the trend).

A new point in the Thesis is: to depict S&T international integration as well as its barriers within two figures no.1 and no.2.

(2) By data synchronization, the Thesis has provided systematic overviews on Vietnam’s S&T systems and The Vietnam Academy of Science and Technology (VAST). Via survey, data analysis and experts’ interviews (with data from previous studies), the Thesis has depicted a reality of S&T international integration situtation of the whole Vietnam S&T systems in general and VAST in particular in global comparision.

A new point in the Thesis is: to prove four factors of financial resource, human resource, infrastructure and S&T information to be main barriers to VAST’s international integration. Having based on that proven argument, the Thesis has recommended some solutions to overcome those barriers to reach development goals.

12. Practical applicability:

(1) Recommendations on solutions to overcome barriers to VAST’s S&T international integration may be applied by VAST leaders in coming future.

(2) Some key theoretical information in the Thesis may be utilized for educational purposes or as knowledge input for further academic study.

13. Further research directions:

Research shall be extended towards the whole Science and Technology systems whereas the study will focus on to identify key barriers, including resources or else to S&T international integration of the entire systems.

14. Thesis-related publications:

- “To overcome Resource Barriers to strengthen S&T international integration: experience from Japan during her industrialization”, Viet Nam Scicen and Technology Journal, 3.2015 (700), 57, ISSN 1859 – 4794, pg…. - …..

- “Drivers and Impacts of S&T internatonal integration: from theoretical view”, Journal of S&T Policy and Management, Vol.5, No. 1, 2015, ISSN 1859 – 3801, pg. ….-….

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây