TTLV: Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại Làng Hữu Nghị Việt Nam

Thứ sáu - 17/04/2015 04:33

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Huyền Trang

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 30/04/1988                                               

4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 06 tháng 08 năm 2012  của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không  

7. Tên đề tài luận văn: “Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại Làng Hữu Nghị Việt Nam”

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội                                          Mã số: 60.90.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan

Nơi công tác: Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Đề tài luận văn “Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại Làng Hữu Nghị Việt Nam” ngoài phần mở đầu, kết luận – khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được tác giả chia làm 3 chương.

Chương 1: Trong chương này tác giả trình bày và giới thiệu về các lí thuyết được áp dụng vào trong nghiên cứu, các khái niệm chủ chốt có liên quan tới đề tài, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài, đồng thời khái quát về lịch sử thành lập, chức năng nhiệm vụ và quá trình hoạt động của địa bàn khảo sát tiến hành nghiên cứu.

Nội dung chương 2: Tìm hiểu về thực trạng hiểu biết về CTXH nhóm của cán bộ, nhân viên Làng Hữu Nghị; hoạt động ứng dụng CTXH nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại Làng đã được tiến hành như thế nào. Trong hoạt động ứng dụng CTXH nhóm đối với nhóm trẻ em tại Làng Hữu Nghị, tác giả đã trình bày ứng dụng CTXH nhóm trong lĩnh vực chăm sóc nuôi dưỡng; chữa trị phục hồi chức năng và giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề. Tác giả cũng chỉ ra được hiệu quả của việc ứng dụng CTXH nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam Làng Hữu Nghị và những nhân tố tác động tới hiệu quả đó. Sau khi phân tích những nhân tố tác động tới hiệu quả của các phương pháp CTXH nhóm đã áp dụng tại Làng, tác giả xác định nhu cầu cần thiết nhất của trẻ mà hoạt động CTXH nhóm tại Làng chưa có sự ứng dụng hiệu quả.

Chương 3: Trên cơ sở xác định nhu cầu cần thiết của trẻ mà Làng chưa đáp ứng được, tác giả đề xuất biện pháp can thiệp trợ giúp cho trẻ em bị nhiễm chất độc da cam. Tác giả đã tiến hành thực nghiệm biện pháp CTXH nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại Làng Hữu Nghị Việt Nam nhằm nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ. Kết quả, sau quá trình can thiệp trợ giúp, các em được trang bị kiến thức để hiểu được giá trị bản thân, nâng cao kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, hình thành kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, tư vấn hướng nghiệp dạy nghề. Từ đó nhận thức, thái độ, hành vi của các em  đã có những thay đổi tích cực hơn.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Trong hoạt động Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại Làng Hữu Nghị, bên cạnh những thuận lợi đã có được còn có rất nhiều khó khăn. Vì vậy, nếu có thêm sự trợ giúp của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức liên quan cũng như phát huy năng lực của nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp thì công tác xã hội nhóm sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Dựa trên kết quả thu được từ đề tài này, tôi dự kiến hướng nghiên cứu tiếp theo của mình là: xây dựng mô hình CTXH nhóm cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn Hà Nội

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Huyen Trang    

2. Sex: Female

3. Date of birth: April 30, 1988

4. Place of birth: Nam Dinh

5. Admission decision number: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH Dated 06/08/2012 by the Rectorofthe University ofSocial Sciencesand Humanities, Vietnam National University,Hanoi.

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: “Group Social Works for Children exposed to Agent Orange at Vietnam Friendship Village” 

8. Major: Social Work                                                                Code: 60.90.01.01

9. Supervisors: Dr. Nguyen Thi Lan

Place of work: Association for children's right protection.

10. Summary of the findings of the thesis:

The thesis “Group Social Works for Children exposed to Agent Orange at Vietnam Friendship Village” includes three chapters, together with an introduction, conclusion – recommendations, references, appendices.

Chapter 1: This chapter introduces the theory which is applied to the study, the key concepts related to the topic, the research methods used in this thesis, and overview of the establishment, functions and responsibilities and the activities of the research areas.

Chapter 2: The main content covers the actual awareness of group social works of the Friendship Village’s employees, and how the group social works for children exposed to Agent Orange at the Village have been applied. Regarding the application of group social works for children, the applications in raising and health care; treatment and rehabilitation and education and vocational training has been presented. The effects as well as drivers of such applications have also been identified. After that, the needs of children without being applied effectively have also been listed.

Chapter 3: Based on the identification of children’s needs that have not been satisfied at the Village, the author recommends the support for children exposed to Agent Orange and conducts practical methods of group social works to them. As a result, they are equipped with the knowledge to understand the value of themselves, improve communication, problem solving skills, possess efficient team work skills, career orientation and vocational training. Thus their awareness, attitudes and behaviors has had positive changes.

11. Practical Application

In group social work for Children exposed to Agent Orange In Friendship Village, there have been a great deal of challenges beside existing  achievement. Therefore, it would be more effective if group social work could be supported by related authorities and organizations.

12.  Further research directions:

Based on the results obtained from, I expected to research the thesis next: “Career Orientation for youth with disadvantage circumstances in Hanoi”

13. Thesis-related publications: No

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây