TTLV: Cận đại hoá văn hoá Trung Quốc

Thứ hai - 03/12/2012 01:20
Thông tin luận văn "Cận đại hoá văn hoá Trung Quốc (giai đoạn từ Chiến tranh Nha phiến 1840 đến Ngũ tứ vận động năm 1919)" của HVCH Nguyễn Thị Hà, chuyên ngành Châu Á học.
Thông tin luận văn "Cận đại hoá văn hoá Trung Quốc (giai đoạn từ Chiến tranh Nha phiến 1840 đến Ngũ tứ vận động năm 1919)" của HVCH Nguyễn Thị Hà, chuyên ngành Châu Á học. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hà 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 01/01/1979 4. Nơi sinh: Thanh Liêm- Hà Nam 5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/ QĐ- XHNV- KH & SĐH, ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không. 7. Tên đề tài luận văn: Cận đại hoá văn hoá Trung Quốc (giai đoạn từ Chiến tranh Nha phiến 1840 đến Ngũ tứ vận động năm 1919). 8. Chuyên ngành: Châu Á học ; Mã số: 60 31 50. 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS Nguyễn Văn Hồng, Khoa Đông Phương học, Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Vào giữa thế kỉ 19, Trung Quốc phải đối mặt với sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Để tìm kiếm con đường đi khẳng định chỗ đứng của dân tộc và thực hiện “phú quốc cường binh”, ở Trung Quốc đã xuất hiện lần lượt các phong trào cải cách xã hội như: phong trào Dương Vụ (của các địa chủ cấp tiến trong triều đinh Mãn Thanh nhằm tiếp thu, học tập khoa học kĩ thuật tiên tiến phương Tây năm 1860); phong trào Duy tân Mậu Tuất năm 1898; cách mạng Tân Hợi năm 1919 (do Tôn Tung Sơn lãnh đạo nhằm lật đổ sự thống trị của vương triều Thanh) và Tân văn hoá vận động (diễn ra năm 1919 với mốc đánh dấu quan trọng là phong trào Ngũ Tứ). Có thể nói rằng, các phong trào này chính là thể hiện khát vọng của người Trung Quốc trong quá trình chuyển biến đất nước từ phong kiến lạc hậu sang thời kì hiện đại. Luận văn trên cơ sở phân tích và tổng hợp đã cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa các phong trào chuyển mình hội nhập và quá trình hiện đại hoá của Trung Quốc trong thời kì Cận đại, làm rõ quá trình, mô hình và tính tất yếu của hiện đại hoá ở Trung Quốc, qua đó cho ta thấy rõ hơn những thành công và thất bại của Trung Quốc trước những yêu cầu của lịch sử trong buổi ban đầu của tiến trình Hiện đại hoá đất nước. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để nghiên cứu về các trào lưu hội nhập của Trung Quốc cận đại, lí giải được một cách đầy đủ nguồn gốc mang tính lịch sử, văn hoá của những thành tựu mà công cuộc cải cách, hiện đại hoá đem lại cho Trung Quốc ngày nay. Cuối cùng, trên cơ sở so sánh các phong trào cải cách của ba nước Trung Quốc- Việt Nam- Nhật Bản để thấy được những điểm tương đồng và dị biệt trên con đường hiện đại hoá của ba quốc gia châu Á này. Đây cũng là điểm độc đáo của luận văn. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có) 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: nghiên cứu so sánh văn hoá Việt Nam- Trung Quốc.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyễn Thị Hà 2. Sex: Female 3. Date of birth: 1979/01/01 4. Place of birth: Thanh Liêm- Hà Nam 5. Admission decision number: 1528/ QĐ- XHNV- KH & SĐH Dated 14/10/2009 6. Changes in academic process: 7.Official thesis title: Modernization of Chinese Culture in the course of the Moder history (from Sino- British Opium war of 1840 to The May 4th Movement of 1919) 8. Major: Asian Studies 9. Code: 60 31 50. 10.Supervisors: Prof. Nguyễn Văn Hồng, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University- Ha Noi. 11. Summary of the findings of the thesis: In the middle of the 19th century, the Chinese faced with the menace of the colonial invasion of the Western Capitalistic states. In order to be lifted out of the humiliate standing and make their country rich and build up their military power, China carried out the social transformation movements: The Westernization Movement [to introduce techniques of capitalist production, initiated by comprador bureaucrats of 1860 in order to preserve the rule of the Qing government]; the Chinese Constitutional Reform and Modernization of 1898; the Revolution of 1911 [led by Dr Sun Yat-sen which overthrew the Qing Dynasty] and New Culture Movement [around the time of the May 4th Movement in 1919]. It can be said that these social transformation movements attempt to transform the country from feudalism to modern capitalism. This paper centers on the Chinese social transformation movements, analyzes and explains the relations between these transformartions and the modernization in the course of the ModernHistory, sets fofth the influences of the modern transformations on this country, type and the nature of the modernization, makes further points of the historical necessity of the respective success and failure of the transformations of China in the course of the ModernHistory. This study uses the analysis and synthetic research methods, focuses on the social transformations of China, points out the historical and cultural backgrounds and reasons of these success of China today from the macroscopic point of view through synthetic analysis. Fanally, this paper states the relation of the social transformations among the three countries: China, Vietnam and Japan and the modernization, probes into common and particular laws of the development of history of the East Asian three countries, makes further exploration of the diversity problems on the road to the East Asian modernization, and thus forming the main characteristics of this study. 12. Practical applicability, if any: 13. Further research directions, if any: Chinese and Vietnamese culture comparison

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây