TTLV: Nhận thức và hành vi của cha mẹ về giáo dục sớm ở trẻ từ 0-3 tuổi

Chủ nhật - 19/08/2018 23:42

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Quách Nguyễn Thương Thương     

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 02/01/1991     

4. Nơi sinh: Phú Thọ

5. Quyết định công nhận học viên số: 2415/2015/QĐ-XHNV ngày 13/10/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Nhận thức và hành vi của cha mẹ về giáo dục sớm ở trẻ từ 0-3 tuổi

8. Chuyên ngành: Tâm lý học           Mã số: 60.31.04.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Thị Minh Đức, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Với việc tiến hành khảo sát trên 300 phụ huynh học sinh có con trong độ tuổi từ 0-3 tuổi tại Hà Nội kết quả nghiên cứu của luận văn đã cho thấy được bức tranh chung về nhận thức và hành vi của phụ huynh về giáo dục sớm cho trẻ nhóm tuổi từ 0-3 tuổi.

Nhận thức của cha mẹ về giáo dục sớm ở trẻ 0-3 tuổi là sự hiểu biết của cha mẹ về quá trình tác động có mục đích của nhà giáo dục đối với trẻ trong giai đoạn 0-3 tuổi nhằm phát triển thể chất và trí tuệ cho trẻ..

Nghiên cứu trên 150 người cha và 150 người mẹ cho thấy nhận thức chung của cha mẹ về Giáo dục sớm ở mức bình thường (ĐTB=2.42. ĐLC=0.24). Trong đó, nhận thức về nội dung của GDS ở mức cao nhất với ĐTB= 3.11, ĐLC=0.19. Nhận thức về mục tiêu của GDS ở mức thấp với ĐTB=1.48, ĐLC=0.25.

Sự khác biệt về giới đối với nhận thức và hành vi của phụ huynh về giáo dục sớm: Trong đó, nữ giới đánh giá việc nhận thức về GDS cho ở mức “Rất tốt” cao hơn so với nam giới 25,3% so với 2,7%. Tỷ lệ nam giới đánh giá việc nhận thức về GSD của bản thân ở mức “Nhìn chung không có hiểu biết” chiếm 25,3% tỷ lệ này khá cao và lý giải cho việc này có thể giải thích dựa trên vai trò giới. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay việc kiếm tiền gánh vác trách nhiệm gia đình vẫn chủ yếu là nam giới. Phụ nữ vẫn giữ trách nhiệm chính trong việc giáo dục con cái và chăm lo cho gia đình.

Hành vi giáo dục sớm của cha mẹ đối với trẻ 0-3 tuổi thể hiện ở các hoạt động mà cha mẹ thực hiện hàng ngày với con, đòi hỏi các bậc cha mẹ sử dụng những tri thức mà mình biết, hiểu để giải quyết các vấn đề, tình huống liên quan đến GDS cho con bằng những cách thức khác nhau: Hành vi dạy con, chơi với con hàng ngày; Hành vi tham gia các lớp, khoá học đào tạo kĩ năng cho cha mẹ; Hành vi phổ biến, giới thiệu với người khác.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hành vi chung của cha mẹ về giáo dục sớm ở mức bình thường (ĐTB=2.51, ĐLC= 0.24). Kết quả nghiên cứu của luận văn còn chỉ ra rằng tác động của các kênh truyền thông, dư luận xã hội đến nhận thức của phụ huynh đối với giáo dục sớm là rất quan trọng đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các cơ sở giáo dục mầm non và những cha mẹ có con trong độ tuổi 0-3 để đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao nhận thức và hành vi của cha mẹ, cũng như tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có điều kiện và thời gian, chúng tôi sẽ nghiên cứu đề tài sâu hơn nữa về một phương pháp giáo dục sớm cụ thể và những tác động của phương pháp này tới sự phát triển của trẻ.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ABOUT MASTER THESIS

1. Full name of student: Quach Nguyen Thuong Thuong      2. Sex: Female

3. Date of birth: 02/01/1991                                                   4. Place of birth: Phu Tho

5. Decision on recognition of student No. 2415/2015/QĐ-XHNV dated 13/10/2015 of Rector of University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University of Hanoi city.

6. Changes in the training process:

7. Title of the thesis: Parental awareness and behaviour on early education in children aged 0-3

8. Major: Psychology                                                              Code: 60.31.04.01

9. Scientific instructors: Prof. Dr Tran Thi Minh Duc, University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University of Hanoi city

10. Summary of the results of the thesis:

By conducting a survey of over 300 parents who have children aged from 0-3 in Hanoi, the results of this thesis show the general picture of parents' perceptions and behaviours of parents about early education for children aged 0-3 years.

Parental awareness of early education in children aged 0-3 is a parental understanding of parent on the impact process with purpose of educators for children aged 0-3 years old for physical and mental development of children.

A study of 150 fathers and 150 mothers has showed that parents' overall awareness of early education was at normal level (Average mark = 2.42, Standard deviation = 0.24). In particular, the perception of early education content was highest with the Average mark = 3.11, Standard deviation = 0.19. Target awareness of early education is low with a Average mark = 1.48, Standard deviation = 0.25.

Gender differences in parental awareness and behaviour in early education: Mothers rated early education perception as "very good" 25.3% higher than Fathers with 2.7%. The percentage of Fathers who rated their early education perceptions as "generally uninformed" accounted for 25.3% of this high proportion, and the explanation for this could be done by gender roles. Especially in the present stage, the money to shoulder the responsibility of family is still mainly Fathers. Mothers keep their primary responsibility for educating their children and caring for their families.

The early parental behavioural education for children from 0-3 years old is reflected in the activities that the parents daily face with their children, requiring parents to use their knowledge to understand the problems and situations related to early education for their children in different ways: Behaviours of daily teaching children, playing with children; Behaviours of attending skills training courses, classes for parents; Popular behaviours; Introducing to others.

The results showed that parents' behaviours on early education was in normal level (Average mark = 2.51, Standard deviation= 0.24). The results of the thesis also show that the impact of communication channels and public opinion on parents' awareness of early education is very important, especially in today's era.

11. Applicability in practice:

The research results of this thesis are a useful reference for early childhood education institutions and parents who has children from 0-3 years old to provide appropriate solutions for parental behaviours and awareness raising as well as family-school coordination strengthening.

12. Further research directions:

If conditions and time are available, we will investigate further the topic of a specific early education method and the implications of this approach on the development of the child.

13. Works published related to thesis:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây