TTLV: Đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở thành phố Hà Nội

Thứ hai - 27/08/2018 22:56

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Đặng Thị Đức Phương

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 03/11/1990

4. Nơi sinh: Cottbus – CHLB Đức

5. Quyết định công nhận học viên số: 2415/2015/QĐ-XHNV ngày 13/10/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở thành phố Hà Nội

8. Chuyên ngành: Tâm lý học             Mã số: 60.31.04.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thị Thu Hoa, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Kết quả nghiên cứu thực tiễn trước hết cho thấy, đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở Hà Nội thể hiện qua các biểu hiện đặc điểm: nhu cầu giao tiếp, đối tượng giao tiếp, hình thức giao tiếp, nội dung giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở Hà Nội. Các đặc điểm giao tiếp này có những nét riêng biệt, đặc trưng, chỉ có ở người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão. Giữa các mặt của biểu hiện đặc điểm giao tiếp có sự tương quan thuận với nhau: nhu cầu giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão cao tương quan với việc nội dung giao tiếp phong phú, hình thức giao tiếp đa dạng. Đồng thời, các mối tương quan này là các mối tương quan chắt chẽ với nhau.

Có sự khác biệt về đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở Hà Nội giữa các hình thức trung tâm dưỡng lão tư nhân và Nhà nước. Trong đó, thể hiện rõ nhất sự khác nhau ở nội dung giao tiếp và hình thức giao tiếp.

Đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở Hà Nội ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Trong đó, yếu tố chủ quan là tính cách của người cao tuổi có ảnh hưởng chính đến đặc điểm giao tiếp của họ. Ngoài ra, yếu tố khách quan là hoàn cảnh gia đình cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão. Mối quan hệ giữa người cao tuổi với cán bộ, nhân viên chăm sóc của trung tâm dưỡng lão mang tính tích cực, sự chăm sóc của trung tâm dưỡng lão được người cao tuổi đánh giá cao, họ thoải mái khi sống tại trung tâm dưỡng lão.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các cơ sở dưỡng lão nói chung và nhân viên chăm sóc, cán bộ quản lý ở trung tâm dưỡng lão nói riêng để đưa ra được biện pháp tâm lý phù hợp để nâng cao hiệu quả giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có điều kiện và thời gian, chúng tôi sẽ nghiên cứu đề tài sâu hơn nữa với các yếu tố ảnh hưởng tới giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão. Hơn nữa chúng tôi sẽ tăng số khách thể nghiên cứu nhiều hơn, phạm vi nghiên cứu rộng hơn ở nhiều trung tâm dưỡng lão.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON THE MASTER THESIS

1. Name of student: Dang Thi Duc Phuong         2. Gender: Female

3. DOB: 03/11/1990                                             4. Place of birth: Cottbus – Federal Republic of Germany

5. Decision on student recognition No.2415/2015/QĐ-XHNV dated October 13th  2015 by the Principal of  University of  Social Sciences and Humanities,  Hanoi National University.

6. Changes during the training process: 

7. Thesis title: Communication features of the elderly at a nursing home in Hanoi

8. Major: Psychology                                           Code: 60.31.04.01

9. Scientific instructor:  Associate Profesor, Dr. Pham Thi Thu Hoa, University of  Social Sciences and Humanities,  Hanoi National University.

10. Summary of thesis findings:

The practical study results show that the communication characteristics of the elderly in nursing home in Hanoi are expressed through the following features: communication needs, communication objects, forms of communication , communication content of the elderly at  nursing home in Hanoi. These features are unique, distinctive only found in the elderly in nursing home. The features of communication are directly correlated: the communication needs of the elderly in nursing home are correlated with the richness of communication content and the variety of communication forms. At the same time, these correlations are closely interrelated.

There is a difference in the communication characteristics between the elderly in nursing home in Hanoi and other private and public nursing home. In particular, the most difference is in communication content and forms of communication.

The communication characteristics of the elderly in Hanoi  nursing home are influenced by subjective and objective factors. Among those, the subjective factor is the personality of the elderly mainly influencing their communication characteristics. In addition, the objective factor which is  family situation also makes a great influence on the communication characteristics of the elderly at  nursing home. The relationship between the elderly and nursers  is positive, the caring of the nursing home is highly appreciated by the elderly, they are comfortable with living in the nursing home.

11. Applicability in practice:

The research findings of the thesis are a useful reference for nursing centers in general and nursers as well as managers at nursing centers in particular to provide suitable psychosocial measures to improve the communication efficiency of the elderly in nursing home.

12. Directions for further research:

If the conditions and time are favourable, we will study further on the factors affecting the communication of the elderly at  nursing home. In addition, we will increase the number of research objects for further research with broader scope of nursing centers.

13. Published works related to the thesis:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây