Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Bùi Phương Thanh 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 17/10/1990
4. Nơi sinh: Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận học viên số: 2415/2015/QĐ-XHNV-SĐH ngày 13/10/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn đến 31/8/2018
7. Tên đề tài luận văn: Phim tài liệu về đề tài động vật hoang dã của Lê Hoài Phương và Nguyễn Mỹ Dzung: tiếp cận từ lý thuyết tác giả (Tội ác rừng xanh, When our gardens grow silent)
8. Chuyên ngành: Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình;
Mã số: 60 21 02 31
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Gia Lâm - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Mất cân bằng sinh thái, suy giảm sự đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đang là một trong những vấn đề thời sự cấp bách hiện nay. Trong khi đó, công tác truyền thông bảo vệ môi trường trước sự xâm lấn thiếu ý thức của con người còn nhiều mặt hạn chế. Nhưng đây cũng là cơ hội để điện ảnh phát huy vai trò là một phương tiện truyền thông hữu hiệu nhất về những vấn đề mang tính toàn cầu đó. Phim tài liệu về đề tài động vật hoang dã trên thế giới đã phát triển từ lâu, cả về phương diện sáng tạo lẫn phương diện nghiên cứu phê bình. Nhưng điện ảnh Việt Nam chưa có nhiều tác phẩm/công trình lớn trên cả hai phương diện đó, có khả năng làm “thay đổi cách nghĩ của chúng ta về động vật và môi trường”. Trong tình hình đó, bộ phim Tội ác rừng xanh của đạo diễn Lê Hoài Phương (2010, Giải “ Cánh diều Vàng Việt Nam 2011) và When our gardens grow silent của nữ đạo diễn Nguyễn Mỹ Dzung (2014, Giải Ba Liên hoan phim ngắn Quốc tế Faro FARCUME 2015) là một bước đột phá trong cách làm phim tài liệu về môi trường và động vật hoang dã, trong đó có nhiều điểm tiếp cận với cách làm phim của các đạo diễn nổi tiếng thế giới.
Phim tài liệu về đề tài động vật hoang dã là dòng phim lấy các loài động vật hoang dã trong tự nhiên là đối tượng phản ánh. Thông qua việc phân tích cuộc sống của các loài động vật hoang dã và những tác động của con người đến tự nhiên, thể loại nghệ thuật-truyền thông này cung cấp cho công chúng khán giả những tri thức và quan điểm về những vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, thay đổi môi trường sinh thái và việc suy giảm số lượng các loài động vật hoang dã trên thế giới.
Trên cơ sở nghiên cứu hai bộ phim Tội ác rừng xanh và When our gardens grow silent về phương diện đề tài, đặc trưng thể loại và cấu trúc phim, luận văn đã:
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho ngành đào tạo về điện ảnh và các bộ môn liên ngành như xã hội học, sinh thái học, quản lý tài nguyên môi trường, lâm nghiệp,…
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu so sánh phim tài liệu về động vật hoang dã trên bình diện điện ảnh dân tộc và điện ảnh thế giới.
- Những biến đổi thể loại của phim tài liệu về động vật hoang dã.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không.
THESIS INFORMATION
1. Name: Bui Phuong Thanh 2. Sex: Female
3. Date of birth: 17/10/1990
4. Place of birth: Thanh Hoa
5. Student certificate no: 2415/2015/QĐ-XHNV-SĐH (date 13/10/2015) by President of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
6. Change in education progress: Extended till 31/8/2018
7. Title of Thesis: Wildlife documentary films by Le Hoai Phuong (Green forest crime) and Nguyen My Dzung (When our gardens grow silent): approaches from author theory,
8. Major:Theory, History and Criticism of Film and Television;
Code: 60 21 02 31
9. Instructor: As.Prof., PhD.Pham Gia Lam, Faculty of Literature, VNU’ University of Social Sciences and Humanities
10. Summary of the results:
Ecological imbalances, biodiversity loss, environmental pollution and climate change are one of urgent problems nowadays. Meanwhile, communication of environment protection against human being’s unconsciousness has been limited. However, this is the chance for the film industry to play as the most effective mass media in reflecting global issues. Wildlife documentary films have been developed about both creativity and critical research for long time. Vietnamese films don’t have many great works, which are capable of "changing our way of thinking about animals and environment". In that context, the movie Green forest crime by Le Hoai Phuong (2010, "Golden Kite Vietnam 2011") and When the gardens grow silent by the female director Nguyen My Dzung (2014, the Third Prize short Faro International FARCUME 2015) is a breakthrough in this field, which approached ways of film makimg from famous directors in the world.
Wildlife documentary film is the one which reflects wild animals. By analyzing the lives of wildlife and humans impact on nature , this kind of film helps audiences understand emerging global issues such as climate change, the decline in the number of wildlife species around the world.
On the research thesis of films Green forest crime and When our gardens grow silent about topics, type and structure, the essay:
a). Systematization of concepts: movie authors, documentary, documentary on the environment and wildlife; independent documentary;
b). Showing the reporting feature and the poetry in the films Green forest crime and When our gardens grow silent through scenes that not only describe the diverse life of animals but also express the intimate, humanistic values between humans and the natural environment.
c). Identification of the characteristics of filmmaking style by Le Hoai Phuong and Nguyen My Dzung as directors of independent documentary films, through innovative image analysis techniques such as: cinematography in the forest, filming of animals; filmmaking techniques with cutting scenes and sequences, accompanied by accentuation - freeze frame and timeless; sound techniques and comments with natural sound features harmoniously combined with the impressive narrative voice of the author in the film.
11. Applicability in practice: Theses are materials for students studying film, and
interdisciplinary subjects such as sociology, ecology, environmental resources
management, forestry…
12. Further research ideas:
- Comparition of wildlife documentary of national cinema and the other.
- Changes of wildlife documentary films from perspective of genre
13. Published works related to the thesis: None.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn