TTLV: Nhu cầu giáo dục kiến thức sức khoẻ sinh sản của học sinh THPT (Nghiên cứu trường hợp trường THPT Hoằng Hoá II- Hoằng Kim- Hoằng Hoá- Thanh Hoá)

Thứ tư - 17/09/2014 15:34

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trần Thị Loan                                           2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 03 tháng 11 năm 1990

4. Nơi sinh: Hoằng Xuân- Hoằng Hóa- Thanh Hóa

5.Quyết định công nhận học viên số: 1503/2012  ngày: 6/8/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Tên đề tài luận văn: Nhu cầu giáo dục kiến thức sức khoẻ sinh sản của học sinh THPT (Nghiên cứu trường hợp trường THPT Hoằng Hoá II- Hoằng Kim- Hoằng Hoá- Thanh Hoá)

7. Chuyên ngành: Công tác xã hội                                                 Mã số: 60900101

8. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Ngọc Thanh, hiện công tác tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQGHN.

9. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng hiểu biết và nhu cầu giáo dục kiến thức sức khỏe sinh sản hiện nay của học sinh trường THPT Hoằng Hóa II-  Hoằng Hóa- Thanh Hóa.

Thực trạng hiểu biết của học sinh về kiến thức sức khỏe sinh sản: Những kiến thức SKSS của các em về nội dung tuổi dậy thì, về chuyện tình yêu tình dục, về các BPTT và các bệnh LTQĐTD  khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, sự hiểu biết này vẫn còn rất nhiều hạn chế chưa đầy đủ và chưa toàn diện nhất là những kiến thức về tình yêu tình dục và các BPTT và các bệnh LTQĐTD, mức độ hiểu biết đó bị giới hạn bởi những kiến thức trên lý thuyết mà chưa có cơ hội được thực hành trên vật mẫu.

Do chưa có nhiều kiến thức và bản thân các em đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cả về tâm sinh lý khi bước vào tuổi VTN nên nhu cầu giáo dục kiến thức sức khỏe sinh sản cuả các em học sinh THPT là rất cao. Nhu cầu đó được tác giả nghiên cứu ở 5 nội dung chính, đó là: “Nhu cầu được giáo dục kiến thức SKSS trong trường học, nhu cầu về nội dung, về thời điểm, về hình thức giáo dục, và cuối cùng là nhu cầu về đối tượng mà học sinh mong muốn nhận được sự tư vấn về SKSS”. Trong đó, chiếm 88% các bạn học sinh có nhu cầu được học kiến thức SKSS tại trường học. Thời điểm giáo dục, theo các bạn nên đưa GDGT vào trường học càng sớm càng tốt từ những năm cuối tiểu học, tuy nhiên các bạn cũng nhấn mạnh thời điểm thực sựu cần thiết và quan trọng nhất là bước vào những năm cuối của học THCS. Nội dung kiến thức mà các em quan tâm nhất là các biện pháp tránh thai đảm bảo phá thai an toàn. Với những hình thức giáo dục yêu thích và hiệu quả đó là sinh hoạt theo hình thức câu lạc bộ trong trường học, Các chuyên mục GDGT trên các phương tiện thông tin đại chúng và sự hỗ trợ tích cực của các chuyên gia tư vấn. Đối tượng mà các em muốn nhận được tư vấn nhất chính là các tư vấn viên, ngoài ra còn có bố mẹ, thầy cô và bạn bè.

Không dừng ở việc đưa ra những nhận định về nhu cầu giáo dục kiến thức SKSS của học sinh THPT, mà với tư cách là một nhân viên CTXH, người nghiên cứu đã đưa ra những hoạt động can thiệp cụ thể nhằm mục đích cung cấp hỗ trợ kiến thức phòng tránh thai cho nhóm học sinh THPT Hoằng Hoá II- Thanh Hóa.

10. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

         Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về thực trạng nhận thức và nhu cầu giáo dục kiến thức SKSS ở các bạn hiện nay là rất cao. Với tư cách là một nhân viên CTXH, người nghiên cứu vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm đưa ra những hoạt động can thiệp cụ thể nhằm hỗ trợ, cung cấp kiến thức và kỹ năng về các biện pháp tránh thai cho học sinh THPT.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Tran Thi Loan                                             2. Sex:  Female

3. Date of birth: November 3, 1990                 

4. Place of  birth: Hoang Xuan - Hoang Hoa -  Thanh Hoa

5. Admission decision number: 1503/2012  Dated: 6/8/2012 

6. Official thesis title: Educational needs of reproductive health knowledge of high school students (Research in High School Case Study II Hoang Hoa - Hoang Kim - Hoang Hoa - Thanh Hoa)

7. Major: Social Work.                                            8.  Code: 60900101

9. Supervisors: Assoc.Prof. Pham Ngoc Thanh, the teacher at the University of Social Sciences and Humanities, VNU

10. Summary of the findings of the thesis:

          The study results showed that the current situation understanding and knowledge of the educational needs of reproductive health of current high school students Hoang Hoa Hoang Hoa Thanh Hoa II.

         The reality of student knowledge about reproductive health knowledge: knowledge about their reproductive health, puberty content, sexual love story, about contraception and sexually transmitted infections is diverse and varied. However, this understanding is still very limited and incomplete is not the most comprehensive knowledge about love and sex and sexually transmitted infections, contraception, the level of understanding that is limited by the knowledge in theory, but have not had the opportunity to practice on sample items.

         Do not have much knowledge and they themselves are faced with many difficulties both physiological age when adolescent should step on the educational needs of reproductive health knowledge of high school students is very high . Demand that the authors studied in five major content, that is: "Demand is knowledge RH education in schools, the demand for content, for the moment, in the form of education, and finally demand for objects that students can expect to receive counseling on reproductive health. "In particular, 88% of students wishing to study reproductive health knowledge in school. Time education, according to GDGT you should put into school as soon as possible from the last years of primary school, but also the time of Highly stressed the necessity and most important step to the end of the school year secondary. Content knowledge that they are most interested in ensuring contraception, safe abortion. With the favorite form of education and it is effective activities in the form of school clubs, The GDGT categories on the mass media and the active support of the consultants. Objects that they want to get the best advice is to counselors, in addition to parents, teachers and friends.

         Do not stop making judgments about the educational needs of reproductive health knowledge of high school students, but as a social worker, who has taken the study of interventions specifically aimed at providing support contraceptive knowledge for high school student groups Thanh Hoa Hoang Hoa II.

11. Practical applicability: On the basis of research findings on the current state of awareness and education needs in reproductive health knowledge you present is very high. As a social worker, who use research methods in social work groups to make specific interventions to support, provide knowledge and skills about contraception for students high.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây