TTLV: Giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2- Yên Mô- Ninh Bình

Thứ ba - 28/10/2014 05:47

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Đặng Minh Châu             2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 06/02/1988

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số:2797/2012/QĐ – XHNV- SĐH ngày 28/12/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)

7. Tên đề tài luận văn: “Giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2- Yên Mô- Ninh Bình”

8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60.31.03.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà – Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

            Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết học sinh trường giáo dưỡng số 2 đều là người chưa thành niên có trình độ học vấn thấp, sống trong môi trường gia đình thiếu sự quan tâm, dạy dỗ của cha mẹ có những hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải thực hiện biện pháp giáo dục đưa vào trường giáo dưỡng. Về nhận thức pháp luật, sự hiểu biết pháp luật của các em còn hời hợt, thiếu chính xác. Mặt khác, hầu hết các em có hành vi phạm pháp luật  mà không biết đến trách nhiệm hình sự của mình đối với hành vi đó. Bên cạnh đó, hành vi vi phạm  của các em còn chịu sự tác động mạnh của nhóm đồng đẳng (nhóm bạn).

Đề tài cũng đi sâu mô tả thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật đang được thực hiện tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình. Hiện nay, nhà trường đang thực hiện song song 4 phương pháp giáo dục pháp luật chính là giáo dục thông qua hoạt động học tập bắt buộc; các hoạt động ngoại khóa; các hoạt động khen thưởng, kỷ luật và các phương tiện truyền thông. Mỗi phương pháp có những đặc trưng riêng về nội dung và hình thức thực hiện nhưng đều nhằm mục đích nâng cao ý thức pháp luật của học sinh, hình thành lòng tin và sự tôn trọng đối với pháp luật của Nhà nước, từ đó tự giác xử sự phù hợp với pháp luật hiện hành.

Trên cơ sở phân tích những thực trạng nêu trên, tác giả rút ra những kết luận sau:

Trong các hoạt động giáo dục pháp luật, học sinh có sự yêu thích với những hoạt động ngoại khóa, giúp các em nhận thức về pháp luật một cách tự nguyện, dần dần. Bên cạnh đó, cán bộ chuyên trách tư vấn còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn, kỹ năng. Trong nhiều trường hợp, việc giáo dục pháp luật mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức mà chưa có sự kiểm tra ngược về sự nhận thức của học sinh.

Trên cơ sở những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động giáo dục pháp luật ở trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị cụ thể trong việc hoàn thiện hệ thống chính sách, thay đổi nội dung, hình thức giảng dạy cũng như tập huấn, nâng cao trình độ cho cán bộ giáo viên nhằm tăng hiệu quả trong hoạt động giáo dục pháp luật và xa hơn là phòng ngừa tận gốc trẻ em vi phạm pháp luật.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận văn có thể là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giáo dục pháp luật trong các trường giáo dưỡng và trường phổ thông nhằm phòng ngừa trẻ em chưa thành niên vi phạm pháp luật.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Dang Minh Chau                       2. Sex: Female

3. Date of birth: 06/02/1988                               4. Place of  birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 2797/2012/QĐ – XHNV- SĐH Dated 28/12/2012

6. Changes in academic process: .............................................................................................

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title:  Law education for students in reformatory school no 2 _ Ye Mo _ Ninh Binh

8. Major: Sociology                                 9. Code: 60.31.03.01

10. Supervisors: Associate Professor, Dr. Nguyen Thi Thu Ha - Department of Sociology, University of Social Sciences and Humanities.11. Summary of the findings of the thesis: ...................    

(Summarize them with stress on the new findings, if any)

12. Practical applicability, if any: Results of the study showed that most reformatory students no 2 Ninh Binh are juveniles. They have lower levels of education, living in a family environment lack of parents’s interest, teaching. They have the violation legislation to implement the measures to bring education to the reformatory. About legal awareness, their understanding laws are superficial, inaccurate. On the other hand, most of them have committed violations of the law without knowing his criminal responsibility for such acts. In addition, violations of them are under the strong influence of peer groups (groups of friends).

The thesis also describes the legal education activity sistuation is being carried out at the reformatory no 2 Ninh Binh. Currently, the school is implementing 4-way legal education at the same time. They are education through compulsory learning activities; extracurricular activities; rewarded and discipline activities and the media. Each method has its own characteristics in content and form of implementation but are aimed at raising legal awareness of pupils, forming trust and respect for State law, from which self sensory processing in accordance with the current legislation.

Analysis of the above situation, the authors pointed out some conclusions:

In the legal education activities, pupils have a love for extracurricular activities, helping them aware of the law voluntarily, gradually. In addition, full-time staff consultants and lacking in quantity and least of knowledge and skills. In many cases, the legal education just stop at providing knowledge that without the check back to the awareness of the pupils.

Based on the advantages and shortcomings of legal education in reformatory no 2 Ninh Binh, authors have made ​​some specific recommendations for improving the system policy, change the content, form of teaching as well as training and raising the qualifications of academic staff to increase operational efficiency in legal education and prevention children violate the law radically.

13. Further research directions, if any: ..................................................................................

14. Thesis-related publications: ..............................................................................................

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây