Ngôn ngữ
Tác giả: Phan Trịnh Vũ
Xuất bản: 30/09/2014, 10:48
Thông tin luận văn “Phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán)” của HVCH Phan Trịnh Vũ, chuyên ngành Ngôn ngữ học.
1. Họ và tên học viên: Phan Trịnh Vũ 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 28/03/1990 4. Nơi sinh: Trung Quốc
5. Quyết định công nhận học viên số 30/QĐ-XHNV-SĐH ngày 08 tháng 1 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán)
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
9. Mã số: 60 22 02 40
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Hoành
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn
Hành động ngôn ngữ gián tiếp phổ biến trong giao tiếp hàng ngày tại Việt Nam, điều đó thể hiện sự phong phú và khéo léo của người Việt trong sử dụng ngôn ngữ dân tộc, tạo nên sắc điệu đa dạng cho tiếng Việt trong hoạt động hành chức của nó.
Quá trình giao tiếp văn hoá, chính trị, kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trong lịch sử, làm cho cách ăn cách mặc hàng ngày của người Việt và người Hán có nhiều nét tương đồng. Nhưng do hai dân tộc có truyền thống văn hoá khác nhau nên cách suy nghĩ cũng có sự khác nhau. Để phân tích những điểm giống nhau và khác nhau về hành động ngôn ngữ gián tiếp giữa Việt Nam và Trung Quốc, chúng tôi tiến hành khảo sát hai phương thức biểu hiện hành động cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt và tiếng Hán.
Đi sâu nghiên cứu cấu trúc của phương thức biểu hiện hành động cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt và tiếng Hán. Chúng tôi tiến hành chia những loại hình thức nhất định như: phát ngôn hỏi – cầu khiến; phát ngôn trần thuật – cầu khiến; phát ngôn cảm thán – cầu khiến. Sự xuất hiện của loại phát ngôn có nội dung và hình thức như trên phải gắn liền với một tình huống hiện thực chứa đựng nội dung ý nguyện, với một chủ thể phát ngôn là chủ thể tiếp ngôn, nội dung ý nguyện phải có tính hiện thực cũng như chủ thể tiếp nhận phải có khả năng hiện thực hóa nó.
Chúng tôi cũng phân tích những phương thức biểu hiện hành động cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt và tiếng Hán. Chúng tôi đã thông qua Thông qua liệt kê các mô hình của ba nhóm phát ngôn cầu khiến gián tiếp của tiếng Việt và chuyển dịch sang tiếng Hán, sau đó so sánh đối chiếu chúng tôi bước đầu chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai ngôn ngữ.
Mặc dù phát ngôn cầu khiến gián tiếp chỉ là một trong những hành động ngôn ngữ, nhưng mang đặc trưng văn hoá dân tộc đậm nét, thể hiện phong tục tập quán, bối cảnh xã hội và hiện trạng sinh sống của nhân dân. Ngôn ngữ chính là chất liệu tạo nên nền văn hoá mang bản sắc riêng của dân tộc, chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hoá dân tộc được bảo lưu rõ ràng nhất.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có)
Luận văn của chúng tôi sẽ góp phần bổ sung cho lí luận nghiên cứu phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt và tiếng Hán; thực tiễn sử dụng ngôn ngữ; tạo điều kiện thuần lợi cho việc dạy tiếng và giao lưu văn hoá giữa hai nước.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
Luận văn là công trình nghiên cứu những phương thức biểu hiện hành động cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt và những biểu hiện tương đương trong tiếng Hán. Chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu và thu được thành tựu theo hướng nghiên cứu này. Đặc biệt là so sánh đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ pháp của phát ngôn trần thuật – cầu khiến giữa hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Hán; khảo sát đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ pháp của phát ngôn cảm thán – cầu khiến giữa tiếng Việt và tiếng Hán.
Information about the thesis
5. Decision on recognition of student no. 30/QD-XHNV-SDH dated January 8th, 2013 by Rector of University of Social Sciences and Humanities.
6. Changes in the training process: None
7. Name of the thesis: Indirect causative expression in Vietnamese (linked to Chinese)
8. Major: Linguistics
9. Code: 60 22 02 40
10. Scientific supervisors: Dr. Nguyen Huu Hoanh
11. Summary of results of the thesis
Indirect language is common in daily communication in Vietnam. It shows the richness and ingenuity of the Vietnamese people in using the national language, making diverse tone of Vietnamese for its functions.
The process of cultural, political and economic communication between Vietnam and China in history makes daily style of eating and dressing of Vietnamese people and Chinese people have many similarities. However, due to the difference of cultural tradition between two nations, their thinking is different. To analyze the similarities and differences in indirect expression between Vietnam and China, we surveyed two ways to express indirect causative action in Vietnamese and Chinese.
To study the structure of way to express indirect causative action in Vietnamese and Chinese, we divided certain types of forms such as question – causative; narrative - causative; exclamative - causative. The appearance of expression with content and forms mentioned above must be associated to a realistic scenario containing aspiration content, with a subject who speaks and subject who receives language. Aspiration contents must be realistic and the subject receiving the expression must have ability to realize the expression.
We also analyzed the ways to express indirect causative action in Vietnamese and Chinese. We listed models of three types of indirect causative expression of Vietnamese and translated into Chinese, then compared to point out the similarities and differences between the two languages.
Although indirect causative expression is only one of language actions, but it is characterized by national culture, shows habits and customs, social context and live of people. The language is material forming the cultural identity of a country. And in the language, the traits of national culture are most clearly reserved.
12. The possibility to apply to reality (if applicable)
Our thesis will contribute to add to theoretical studies on indirect causative expression in Vietnamese and Chinese; reality of using language; facilitating language teaching and cultural exchange between two countries.
13. Future studies
The thesis is a work which researches ways to express indirect causative actions in Vietnamese and equivalent expressions in Chinese. We expect to continue to be deeply studied and gain achievements towards this research, especially for comparing semantic features - grammar of narrative - causative between two languages: Vietnamese and Chinese; Survey semantic – grammatical features of exclamative - causative between Vietnamese and Chinese.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn