TTLV: Phương thức kể chuyện có sử dụng thông tin đồ họa (Infographics) trên truyền hình

Thứ ba - 24/10/2017 23:28

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trần Thị Hằng                    

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 27/10/1993

4. Nơi sinh: Xã Đông La – Huyện Đông Hưng – Tỉnh Thái Bình

5. Quyết định công nhận học viên số: 3683/2015/QĐ–XHNV-SĐH Ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn:  Phương thức kể chuyện có sử dụng thông tin đồ họa (Infographics) trên truyền hình.

8. Chuyên ngành: Báo chí học                   Mã số: 60.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Quang Hào - Giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn thạc sĩ với đề tài “Phương thức kể chuyện có sử dụng (Infographics) trên truyền hình” gồm 3 chương:

Chương 1: Những cơ sở lý luận của việc dùng đồ họa góp phần kể chuyện bằng hình

Chương 2: Thành công và hạn chế của việc sử dụng thông tin đồ họa góp phần kể chuyện trên truyền hình

Chương 3: Thiết kế cuốn “Sổ tay đồ họa” – dành cho Biên tập viên truyền hình.

Luận văn tập trung phân tích những thành công và hạn chế của việc sử dụng thông tin đồ họa của hai kênh VTV1 và VITV. Bên cạnh đó, luận văn đã khảo sát một số tin/bài trên các kênh truyền hình địa phương khác và có so sánh với việc sử dụng thông tin đồ họa (Infographics) trên một số kênh truyền hình ở nước ngoài như Bloomberg. CNBC, CNN và Fox.

Qua khảo sát, so với kết quả các luận văn trước đó có cùng đề tài, tác giả nhận thấy việc sử dụng thông tin đồ họa góp phần kể chuyện trên truyền hình đã có sự thay đổi và bắt kịp xu hướng thời đại. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định về việc sử dụng màu sắc đồ họa, hiệu ứng chuyển động giữa các biểu tượng, …. đặc biệt, dạng đồ họa Videographics/MotionGraphics (đồ họa chuyển động) dạng 3D vẫn lấy nguồn từ nước ngoài.

Từ những hạn chế đó, so sánh với báo chí nước ngoài và cập nhật các xu hướng thiết kế đồ họa mới, tác giả đã thiết kế cuốn “Sổ tay đồ họa” (dành cho biên tập viên truyền hình) dài 31 trang. Nội dung chính của cuốn sổ tay nhằm cung cấp các nguyên tắc và mô hình thiết kế đồ họa cơ bản trong việc góp phần kể chuyện bằng hình, từ đó cuốn sổ tay là tài liệu tham khảo giúp ích cho các biên tập viên truyền hình trong việc tương tác hiệu quả với kỹ thuật thiết kế đồ họa. Để minh họa cho phần lý thuyết, tác giả cũng thiết kế lại một số tin/bài còn hạn chế để người đọc dễ hình dung hơn.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Cuốn “Sổ tay đồ họa dành cho biên tậpviên (BTV) truyền hình” là tài liệu tham khảo hữu ích giúp BTV có thể tương tác hiệu quả với kỹ thuật viên thiết kế đồ họa, góp phần thể hiện tin/bài hiệu quả.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:  không có.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Tran Thi Hang                      2. Sex: Female

3. Date of birth: 27/10/1993                      4. Place of  birth: Đông La/Đông Hưng/Thái Bình

5. Admission decision number: 3683/2015/QĐ–XHNV–SĐH. Dated: 31/12/2015, of Principal of Social Science and Humanity University, Hanoi National University.

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title: Storytelling Methods use infographics on television.

8. Major: Journalism                                   Code: 60.32.01.01

9. Supervisors: Assoc. Prof. Vu Quang Hao –  Faculty of Journalism and Communication, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

10. Summary of the findings of the thesis:

Thesis with title: " Storytelling methods use infographics on television" consists of 3 chapters:

Chapter 1: The theoretical basis of using graphics to help visualize the story.

Chapter 2: The Success and Limitations of using information graphic to support storytelling on TV.

Chapter 3: Designing a "Graphic Handbook" - for Editors.

The thesis focuses on the success and limitations of the use of information graphic on VTV1 and VITV channels. In addition, the thesis survey a number of articles on other local television channels and compares them with the use of infographics on some foreign television channels such as Bloomberg. CNBC, CNN and Fox.

Through the survey, the thesis compared to the results of the previous thesis which have the same topic, the author notice that the use of graphical information to help storytelling on television has changed and catch up the trend of the times. However, there are still some restrictions on the use of color graphics, motion effects between symbols, and so on. In particular, Videographics / MotionGraphics (3D motion graphics) still come from foreign journalism sources.

Based on these limitations, compared to foreign media and updated with new graphic design trends, the author has designed a 31-page "Graphic Notebook" (for television editors). The main content of the handbook is to provide basic graphic design principles and models in the contribution of visual storytelling.

11. Practical applicability, if any:

“Graphic Notebook” (for television editor) is a useful reference for the editor to interact effectively with graphic designers, contributing to the effectiveness of the article.

12. Further research directions, if any:

13. Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây