Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Phayom Nahorkham
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 17/11/1983
4. Nơi sinh: Thaí Lan
5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 3071/2015/QĐ-XHNV, ngày 9 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Truyền thống thả hoa đăng trong lễ hội ở Thái Lan và Việt Nam.
8. Chuyên ngành: Việt Nam Học Mã số: 60.22.01.13
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Vân Chi – Khoa Việt Nam Học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã giới thiệu cho người đọc những nét khái quát về lịch sử, đặc trưng văn hóa, đặc điểm của lễ hội và một số lễ hội tiêu biểu của Thái Lan và Việt Nam. Truyền thống thả hoa đăng trong lễ hội ở Thái Lan và Việt Nam đã được mô tả trên nền bức tranh chung đó từ nguồn gốc của nghi lễ, việc thực hành nghi lễ, những nét đặc trưng trong nghi lễ thả hoa đăng tại các địa phương ở Thái Lan cũng như lễ hội thả hoa đăng tại Huế ở Việt Nam…Từ đó luận văn đã rút ra những nhận xét, đánh giá về bản chất của lễ hội thả hoa đăng, sự tương đồng và khác biệt giữa lễ hội thả hoa đăng ở Thái Lan và Việt Nam, cũng như sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Kết qủa của luận văn cũng cho thấy sự kết hợp hài hòa và sức lan tỏa trong truyền thống văn hóa của hai nước, đặc biệt là ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đến đời sống của người dân từ xưa cho đến nay. Lễ hội thả hoa đăng ngoài việc thể hiện đời sống, niềm tin của người dân địa phương, còn là sự gắn kết mối quan hệ giữa người dân địa phương với người dân đến từ các vùng miền khác. Mặc dù không thể hiện qua lời nói nhưng Lễ hội là sự kết nối sâu sắc thể hiện niềm tin và tấm lòng của người dân bản địa. Ngoài việc chia sẻ truyền thống văn hóa có ý nghĩa và ấn tượng còn là việc mở lòng để đón nhận nhằm hướng tới sự hiểu biết lẫn nhau, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trong khu vực.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả của luận văn này, có thể được ứng dụng trong những lĩnh vực nghiên cứu về truyền thống thả đèn hoa đăng ở các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á, các cộng đồng tại các lưu vực sông nước tại Châu Á và trên tất cả các lục địa khác, để nghiên cứu so sánh quá trình hình thành và nguồn gốc của chúng được rõ ràng hơn.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Phayom Nahorkham 2. Sex: Female
3. Date of birth: 17/11/1983 4. Place of birth: Thailand
5. Admission decision number: 3071/2015/QĐ-XHNV, on December 9, 2015 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University
6. Change in academic process: No
7. Official thesis title: The cultural of Loy Krathng in term of festival in Thailan and Vietnam.
8. Major: Vietnamese Study Code: 60.22.01.13
9. Supervisor: Dr. Dang Thi Van Chi– Faculty of Vietnamese Study - University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University
10. Summary of the findings of the thesis:
The thesis introduces readers about the general characteristics of history, cultural characteristics, typical festivals and some of the typify festival of Thailand and Vietnam. Loy Krathong in the festival of Thailand and Vietnam described out in the same type of frame from the origin of the festival, the performance, specific of the Loy Krathong festival at country parts of Thailand as well as the Loy Krathong festival in Hue province of Vietnam... Those made the thesis brings out the result, and evaluation essencial of the Loy Krathong festival, the similarity and difference between the Loy Krathong festival in Thailand and Vietnam as well as the coomunications of the cultural exchange itselfe within the Souhteast Asia.
The result of this thesis shows the connection and expression of cultural between the festival of two countries, specially the impact of Bhudism cultural to the living of people from the pass until now. The Loy Krathong festival, besides showing the living , believes of the local people, and also the connecting between the local people with the visitors from others area. Even it is not connecting by speaking out, but it is a connecting deeply to express the believes and the spiritual of the local people. Besides exchanging the culteral so meaningful and immpresive, it is also open up the mind of people to receving or understanding each other too.
11. Practical applicability:
The result of this thesis can be use in the further reserch field about the Loy Krathong festival wihtin the neighbourhood countries in Southeast Asia, countries along the river in Asia and also for another countries, for the deeper comparision of the formation our origins clearer.
12. Further study directions, if any: No
13. Thesis-related publications: No
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn