Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Lê Thi Thương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 10/08/1991
4. Nơi sinh: Hà Châu – Hà Trung – Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày: 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Kéo dài thời gian học tập lần 01: 06 tháng (Từ 01/01/2017 đến 01/07/2017)
- Kéo dài thời gian học tập lần 02: 03 tháng (Từ 30/06/2017 đến 30/09/2017)
7. Tên đề tài luận văn: Biến đổi sinh kế của cư dân ven biển Thanh Hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn từ năm 1991 đến nay: Nghiên cứu trường hợp làng Đông Thành - xã Đa Lộc - huyện Hậu Lộc
8. Chuyên ngành: Nhân học Mã số: 60.31.03.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lâm Bá Nam - Chủ nhiệm bộ môn Nhân học kinh tế - xã hội, Khoa Nhân học, Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Làm rõ các vấn đề lý luận về sinh kế, nông nghiệp, nông thôn và nông dân đồng thời với việc áp dụng lý thuyết về khung sinh kế bền vững, lý thuyết sinh thái học văn hóa để tìm hiểu và giải thích các vấn đề về sinh kế trong truyền thống và sự biến đổi sinh kế của người nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay.
- Từ những phân tích, đánh giá về những tác động của biến đổi sinh kế đến người nông dân, tác giả đã nêu ra các vấn đề còn tồn tại cũng chính là những thách thức đối với địa phương hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng cho vấn đề phát triển sinh kế bền vững của người nông dân vùng ven biển Hậu Lộc, Thanh Hóa.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn cung cấp cơ sở khoa học cho nghiên cứu về sinh kế ở vùng nông thôn ven biển. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách ở các cấp trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người nông dân, đặc biệt ở vùng được nghiên cứu; Luận văn cũng có thể là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho cán bộ, nhân dân địa phương các xã ven biển huyện Hậu Lộc và những người quan tâm đến vấn đề sinh kế nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa; Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể được sử dụng để phục vụ công tác giảng dạy về vấn đề sinh kế của người nông dân ở vùng đồng bằng nói chung và ven biển nói riêng dưới góc nhìn Nhân học
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Mở rộng nghiên cứu sang một số địa điểm khác của huyện Hậu Lộc để có cái nhìn bao quát hơn
- Tập trung vào một số vấn đề liên quan đến sinh kế như vấn đề giới và sinh kế, di cư, biến đổi không gian làng xã,....
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Le Thi Thuong 2. Sex: Female
3. Date of birth: 10/08/1991 4. Place of birth: Ha Chau – Ha Trung – Thanh Hoa
5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH, Dated: 31/12/2014 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
6. Changes in academic process:
- The first of Extend learning time: 06 months (From 01/01/2017 to 01/07/2017)
- The second of Extend learning time: 03 months (From 30/06/2017 to 30/09/2017)
7. Official thesis title: To change the livelihoods of coastal inhabitants of Thanh Hoa in the period of industrialization and modernization of rural agriculture from 1991 to present: Case study in Dong Thanh village, Da Loc, Hau Loc District
8. Major: Anthropology Code: 60.31.03.02
9. Supervisors: Assoc.Prof - Dr. Lam Ba Nam, Head of Economic and Social Anthropology, Faculty of Anthropology, University of Social Sciences and Humanities - Hanoi National University
10. Summary of the findings of the thesis:
- Clarify theoretical issues in livelihoods, agriculture, rural areas and farmers, while applying the theory of sustainable livelihoods, ecological theory of culture to understand and explain problems. It deals with the traditional livelihoods and the changing livelihoods of farmers in the period of industrialization and modernization of rural agriculture.
- From the analyzes and assessments on the impacts of livelihood changes on farmers, the author raises the remaining issues that are also present challenges for the localities. Some guiding solutions for the sustainable livelihood development of farmers in Hau Loc coastal area, Thanh Hoa.
11. Practical applicability:
This thesis provides a scientific basis for livelihood research in coastal rural areas. The research results of the dissertation can be a reference source for policy makers and practitioners at all levels in socio-economic development, poverty reduction and improvement of farmers' living standards. , especially in the studied area; The thesis can also be a useful reference resource for local cadres in the coastal communes of Hau Loc district and those who are interested in rural livelihoods in the period of industrialization and modernization. In addition, the research results of the dissertation can also be used to serve the teaching of livelihoods of farmers in the plains in general and in the coastal area in particular from the perspective of Anthropology.
12. Further research directions, if any:
- Extend the study to other locations in Hau Loc district for a more comprehensive look
- Focus on a number of issues related to livelihoods such as gender and livelihoods, migration, village space transformation, etc
13. Thesis-related publications:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn