Thông tin luận văn "Quan hệ của Kambuja với các quốc gia Đông Nam Á thời kì Ăngkor (802-1432)" của HVCH Nguyễn Thị Ngọc Thảo, chuyên ngành Lịch sử thế giới.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Ngọc Thảo
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 15/07/1987
4. Nơi sinh: Xương Lâm - Lạng Giang - Bắc Giang
5. Quyết định công nhận học viên số 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 14/10/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Quan hệ của Kambuja với các quốc gia Đông Nam Á thời kì Ăngkor (802-1432)
8. Chuyên ngành: Lịch sử thế giới. Mã số: 60 22 50
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Văn Doanh
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã giới thiệu một cách tổng quan về mối quan hệ của Kambuja với các quốc gia Đông Nam Á trong thời kì Ăngkor (802-1432). Tác giả đã trình bày quá trình hình thành phát triển và suy tàn của vương triều Ăngkor trong lịch sử. Cùng với quá trình đó tác giả phân tích mối quan hệ với các quốc gia láng giềng như Chămpa, Đại Việt và Xiêm.
Trong quan hệ của Kambuja với các quốc gia ấy tác giả đã cố gắng phân tích và so sánh thể hiện rõ từng giai đoạn phát triển khác nhau và sự ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hưng thịnh, suy vi của vương triều Ăngkor trong lịch sử Campuchia. Quan hệ được thể hiện trên các lĩnh vực như bang giao, triều cống tới chính trị và quân sự và phương diện văn hoá. Các liên hệ của các vương quốc này diễn ra khá phức tạp, kèm theo đó là nhiều những biến cố có ảnh hưởng lớn tới lịch sử khu vực Đông Nam Á.
Tóm lại, luận văn là công trình giới thiệu khái quát mối quan hệ của Kambuja thời kì Ăngkor với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, góp thêm sự hiểu biết về sợi dây liên kết giữa các quốc gia trên bán đảo Đông Dương. Sự gắn bó giữa các quốc gia trong khu vực tạo cơ sở cho sự hợp tác cùng phát triển, cùng hướng tới một tương lai phồn thịnh chung. Hơn nữa, đây có thể là một tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu lịch sử cổ trung đại Đông Nam Á.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Hiện nay, Campuchia cũng là một quốc gia láng giềng thân thiết với Việt Nam và đã có nhiều sự gắn kết trong lịch sử. Trong xu hướng tích cực hội nhập kinh tế và văn hoá thế giới hiện nay, mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á càng đóng vai trò quan trọng hơn. Để phát triển toàn khối Asean cũng như các nước tiểu vùng sông Mê kông trong đó có Việt Nam và Campuchia, đòi hỏi sự gắn kết giữa các quốc gia nội vùng để cùng hướng đến mục đích chung. Xuất phát từ mục đích đó, muốn tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau, cùng hợp tác phát triển giữa các quốc gia thì việc nghiên cứu về mối quan hệ của các quốc gia Đông Nam Á là một hướng nghiên cứu cần thiết.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nếu có thể nghiên cứu ở bậc học cao hơn tác giả dự định đi nghiên cứu chuyên sâu hơn về mối quan hệ của Kambuja với từng chủ thể ở khu vực Đông Nam Á:
- Quan hệ của Kambuja với Chămpa trong thời kì Ăngkor (802-1432)
- Quan hệ của Kambuja với Đại Việt trong thời kì Ăngkor (802-1432)
- Quan hệ của Kambuja với Xiêm trong thời kì Ăngkor (802-1432)
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Ngoc Thao 2. Sex: female
3. Date of birth: 15/07/1987 4. Place of birth: Xuong Lam/ Lang Giang/ Bac Giang
5. Admission decision number: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated 14/10/2009
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: “Relation of Kambuja with southeast asia countries in Angkor period (802-1432)”
8. Major: World history 9. Code: 60 22 50
10. Supervisors: Assoc. Prof. Ngo Van Doanh. PhD
11. Summary of the findings of the thesis:
Thesis presented an overview about Kambuja’s relationship with the Southeast Asia countries during the Angkor period (802-1432). I have shown process of formation, development and decline of the Angkor empire in the history. I analyzed Kambuja’s relationship with neighbor countries such as Champa, Dai Viet and Siam.
In Kambuja’s relation with the other countries, the author tried to analyze and compare to reflect different stages of development and the impact directly to the flourishing process and decline of the Angkor dynasty in Cambodian history. Relations were reflected on areas such as diplomatic, tribute, politic, military and culture. The contact of this kingdom was very complex, accompanied with many events which had a great impact to the historic area of Southeast Asia.
Summary, works was the general introduction about the relationship’s Kambuja with other countries in Angkor period in Southeast Asia. It contributed to further understanding among countries on the Indochina Peninsula. This relation provided the basis for cooperation to be mutual development toward prosperous future. Furthermore, this could be a reference document for the teaching and historical research in university of Southeast Aia.
12. Practical applicability
Currently, Cambodia is also a nation of close neighbors with Vietnam and have much coherence in history. In the positive trend of economic integration in the world today, the relationship between other countries in Southeast Asia are more and more important. To develop ASEAN as well as a whole Mekong region countries including Viet Nam and Cambodia, these countries should have mutual understanding, development cooperation. So the study of the relationship of Southeast Asian countries is a necessary research direction.
13. Further research directions, if any:
I intend to study of the relation of Kambuja with each of countries in Southeast Asia:
- Relation of Kambuja with Champa in the Angkor period (802-1432)
- Relation of Kambuja with Dai Viet in the Angkor period (802-1432)
- Relation of Kambuja with Siam in the Angkor period (802-1432)