TTLV: Vấn đề quảng bá du lịch trên truyền hình

Thứ năm - 13/12/2012 07:35
Thông tin luận văn "Vấn đề quảng bá du lịch trên truyền hình" của HVCH Nguyễn Thu Giang, chuyên ngành Báo chí học.
Thông tin luận văn "Vấn đề quảng bá du lịch trên truyền hình" của HVCH Nguyễn Thu Giang, chuyên ngành Báo chí học. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thu Giang 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 28/01/1982 4. Nơi sinh: Quảng Ninh 5. Quyết định công nhận học viên số:1883/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề quảng bá du lịch trên truyền hình 8. Chuyên ngành: Báo chí học ; Mã số: 60 32 01 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Xuân Sơn – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: - Bước đầu nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề quảng bá du lịch trên truyền hình trong nước hiện nay, từ đó khẳng định vai trò của công tác quảng bá nói chung, quảng bá trên truyền hình nói riêng trong việc phát triển du lịch. - Đánh giá một cách khách quan thực trạng công tác quảng bá du lịch trên truyền hình hiện nay thông qua khảo sát và phân tích các chương trình quảng bá du lịch trên 2 kênh truyền hình tiêu biểu: một trung ương, một địa phương, đó là kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam và QTV3 Đài PTTH Quảng Ninh. Từ kết quả khảo sát, phân tích những thành công, hạn chế trong quảng bá du lịch trên truyền hình hiện nay. - Lí giải nguyên nhân những thành công và hạn chế của các chương trình quảng bá du lịch trên VTV1 và QTV3 ở cả hai bình diện nội dung và cách thức thể hiện. - Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác quảng bá du lịch trên truyền hình trong nước. - Quảng bá du lịch trên truyền hình là vấn đề đang còn “mắc” đối với công tác quảng bá, xúc tiến du lịch ở nước ta hiện nay. Xu thế lấn át của báo mạng, chi phí khổng lồ của báo hình và quan niệm quảng bá đi sau của các nhà quản lí khiến cho công tác này chưa trở thành đòn bẩy để kích cầu cho du lịch. Từ thực tế tìm hiểu công tác quảng bá du lịch trên truyền hình hiện nay, có thể rút ra một số ý kiến sau: + Quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có truyền hình phải đi trước một bước trong hoạt động xúc tiến, đầu tư cho du lịch. + Phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất, nhà truyền thông, các doanh nghiệp, nhà tài trợ, cộng đồng dân cư với nhà quản lí để truyền thông, quảng bá về du lịch trên truyền hình đạt hiệu quả, tránh lãng phí. + Không ngừng mở rộng các hình thức liên kết giữa quảng bá du lịch trên truyền hình với báo mạng, mạng xã hội…để nâng cao hiệu quả quảng bá. + Phải luôn luôn tìm tòi, đổi mới về nội dung và cách thức thể hiện các chương trình quảng bá du lịch trên truyền hình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng. + Phải luôn bám sát nhu cầu thực tế của công chúng, có tiêu chí đánh giá hiệu quả của các chương trình để từ đó điều chỉnh cho phù hợp. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: + Giúp cho các nhà quản lí về du lịch và lãnh đạo các địa phương có cái nhìn đúng đắn hơn về vai trò của quảng bá du lịch nói chung, quảng bá du lịch trên truyền hình nói riêng để từ đó, có kế hoạch dài hơi, tổng thể cho công tác trong chiến lược phát triển du lịch nói chung. + Giúp cho lãnh đạo các cơ quan thông tấn có biện pháp cụ thể để liên kết mở rộng quảng bá du lịch trên các phương tiện truyền thông, phát huy sức mạnh tổng hợp của truyền thông. + Những đề xuất trong luận văn có thể là căn cứ để ekip sản xuất các chương trình quảng bá du lịch trên truyền hình có thể tham khảo, áp dụng trong thực tế sản xuất để nâng cao chất lượng các chương trình. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: + Hướng 1: Từ vấn đề quảng bá du lịch trên truyền hình, có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu quảng bá du lịch trên báo chí nói chung (bao gồm cả báo in, báo nói, báo hình, báo mạng…) + Hướng 2: Xu thế quảng bá du lịch trên truyền hình hiện nay (so sánh, đối chiếu giữa truyền hình trong nước với các hãng truyền hình lớn trên thế giới và khu vực để tìm ra xu thế mới)

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyen Thu Giang 2. Sex: Female 3. Date of birth: 28/01/1982 4. Place of birth: Quang Ninh 5. Admission decision number: 1883/QĐ-XHNV-SĐH Dated 21/10/2010 issued by Principal of College of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi 6. Changes in academic process: 7. Official thesis title: Tourism promotion on television 8. Major: Journalism : Code: 60 32 01 9. Supervisors: Ass. Prof. Dr. Duong Xuan Son - College of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi 10. Summary of the findings of the thesis: - Systematically initial research on tourism promotion on television, and thence affirming the roles of promotion in general and promotion on television in particular in developing tourism. - Objective evaluation of tourism promotion on television in reality now through a survey and an analysis of tourism promotion programs on two outstanding television channels: one national channel, one provincial channel, namely VTV1 channel of Vietnam Television and QTV3 channel of Quang Ninh Radio and Television. Based on the survey result to analyze success and failures of tourism promotion on television now. - Explaining reasons for success and failures of tourism promotion programs on VTV1 and QTV3 both in content and form. - Proposing several specific solutions to improving effectiveness of tourism promotion on television in the country. - Tourism promotion on television in Vietnam has not achieved the desired result. The overwhelm of online newspaper, giant expenditure for television programs and managers’ conception on promotion as the latter, all make promotion not a lever to stimulate tourism demand. From the reality of tourism promotion on television, lessons can be learnt as follows: + Tourism promotion on mass media including television must come first in investment and promotion activites for tourism. + There should be tight cooperation among producers, communicants, enterprises, sponsors, residential communities, and managers to make tourism promotion on television effective and not wasteful. + Continuously expanding forms of linking tourism promotion on television with online newspaper, social networks … to enhance effectiveness. + Constant renovation in content and form of tourism promotion programs on television to meet the public’s demand. + Always following the public’s real demand and having criteria to evaluate effectiveness of programs and adjust. 11. Practical applicability, if any: + Helping tourism managers and local authorities to have better understanding of roles of tourism promotion in general and tourism promotion on television in particular. From that, they build up an overall long-term plan for it. + Helping leaders of news agencies to have specific solutions to boosting tourism promotion on mass media, upholding comprehensive strength of communications + Helping to make production of television programs on tourism more effective, improving their content and form 12. Further research directions, if any: + Direction 1: From tourism promotion on television, there can be further studies on tourism promotion in press in general (including print newspaper, radio, television, online newspaper…) + Direction 2: Further research on the trend of tourism promotion on television now (comparison between domestic television and big television stations in the world and in the region to find out a new way of modern communications)

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây