TTLV: Sự kì thị của cộng đồng với người có HIV/AIDS ở khu vực nông thôn

Chủ nhật - 16/12/2012 11:42
Thông tin luận văn "Sự kì thị của cộng đồng với người có HIV/AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam" của HVCH Phạm Thị Thơ, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Sự kì thị của cộng đồng với người có HIV/AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam" của HVCH Phạm Thị Thơ, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Thơ 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày, tháng, năm sinh: 04/07/1987 4. Nơi sinh: Phường Cộng Hoà, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương 5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Sự kì thị của cộng đồng với người có HIV/AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam. 8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Bá Thịnh, khoa Xã hội học, trường Đại học KHXH&NV, Đại học QGHN. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Qua quá trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đề tài đã thu được những kết quả nhất định: - Đề tài đã chỉ ra được những vấn đề liên quan đến nhận thức và sự biến đổi nhận thức của cộng đồng với người có HIV/AIDS tại khu vực nông thôn Việt Nam: Nhận thức của cộng đồng về các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS là tương đối tốt. Trong đó, hiểu biết về các đường lây truyền và không lây truyền HIV/AIDS là cao hơn cả. Nhận thức về quyền và nghĩa vụ của người có HIV/AIDS của cộng đồng lại chưa tốt và cũng không có nhiều sự khác biệt trong nhận thức giữa nam giới và nữ giới. Nhận thức về các vấn đề liên quan đến việc làm của người có HIV/AIDS cũng chưa được người dân nhìn nhận một cách tích cực. - Làm rõ được thái độ và hành vi của cộng đồng với người có HIV/AIDS và các yếu tố tác động: Mặc dù hầu như không tồn tại thái độ kì thị và phân biệt đối xử một cách gay gắt nhưng vẫn còn tồn tại những thái độ kì thị và hành vi phân biệt đối xử ở mức độ khó nhận biết hơn. Đặc biệt, thái độ của cộng đồng với người có HIV/AIDS chia theo đường lây vẫn còn tồn tại nhiều sự kì thị. Trong đó, với người có HIV/AIDS do các nguyên nhân như lây truyền từ mẹ sang con, do nhiễm HIV/AIDS từ chồng/vợ, do sử dụng các dịch vụ y tế không đảm bảo nhận được nhiều sự cảm thông, chia sẻ, thái độ thân thiện từ cộng đồng. Với các nhóm nhiễm HIV/AIDS do nghiện chích ma tuý, do hành nghề mại dâm hay quan hệ tình dục bừa bãi, không chung thuỷ thì vẫn còn rất nhiều ý kiến phản đối, phân biệt đối xử và kì thị gay gắt. Khảo sát cũng cho thấy, có tới 39.2% số người được hỏi khẳng định không cắt tóc ở quán của người có HIV/AIDS; 9.5% không mua đồ ăn do người có HIV bán và 8.5% không đi xe ôm do người có HIV lái. Nam giới tỏ ra tích cực hơn nữ giới trong những tình huống giả định được đặt ra. Đặc biệt, sự kì thị trong trường học vẫn còn tồn tại tương đối phổ biến với cả nhóm đối tượng là các bậc cha mẹ và vị thành niên thanh niên. - Chỉ ra thực trạng, sự thay đổi và diễn tiến của tình trạng kì thị, phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS qua thời gian: Đa số người dân (85.6%) số người được hỏi cho rằng sự kì thị, phân biệt đối xử vẫn còn tồn tại ở một bộ phận nhỏ người dân. Tuy nhiên, hầu như các ý kiến đều khẳng định so với 5 năm trước đây thì nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng đã được cải thiện tốt hơn rất nhiều (95%). Dự báo diễn tiến của vấn đề kì thị với người có HIV/AIDS cũng rất lạc quan so với thời điểm hiện tại, đa số các ý kiến cho rằng kì thị càng này càng giảm bớt (54.5%) tiến tới hoàn toàn không còn hiện tượng kì thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS trong 5 năm sắp tới (36.3%). 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Thông qua các kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần cung cấp các cơ sở thực tiễn, cho các nhà quản lí, đặc biệt là ở địa bàn hai thôn Cao Bồ và An Lộc Hạ, xã Yên Hồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định về tình hình kì thị, phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS tại địa phương một cách khách quan và toàn diện. Từ đó, đưa ra những chiến lược, kế hoạch phù hợp cho chiến dịch giảm sự kì thị, phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS cho địa bàn hai thôn cũng như nhân rộng những cách làm thành công sang các địa bàn khác trong xã, huyện, tỉnh. Kết quả của Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy, sinh viên muốn tìm hiểu về sự kì thị liên quan đến HIV/AIDS trong cộng đồng, từ đó sẽ có những bổ sung cho kết quả nghiên cứu của Luận văn.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Pham Thi Tho 2. Sex: Female. 3. Date of birth: July 04, 1987 4. Place of birth: Cong Hoa commune, Chi Linh town, Hai Duong province. 5. Admission decision number: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH. Dated: 14/10/2009. 6. Changes in academic process: No. 7.Name of the master thesis: The stigma of community toward HIV/AIDS carrier in the rural area in Vietnam. 8. Major: Sociology. 9. Code: 60 31 30. 9. Supervisor: Dr. Hoang Ba Thinh, Department of sociology, University of Social Sciences and Humanities, Viet Nam National University, Ha Noi. 10. Summarizes the results of the thesis Through research, investigation, survey, subjects have obtained the best results: - Point out the problems related to awareness and change public awareness of people with HIV/AIDS in rural areas of Vietnam: The perception of the community on issues related to HIV/AIDS is relatively good. In particular, the understanding of the transmission and non-transmission of HIV/AIDS is higher than others. community awareness about the rights and obligations of persons with HIV/AIDS is not good and there is not much difference in perception between men and women. Awareness of issues related to the employment of people with HIV/AIDS don’t recognize in a positive way by the people . - Clarification of the attitudes and behavior of the community of people living with HIV/AIDS and the impact factor: Although virtually non-existent stigma and discrimination harshly but still exists the stigma and discriminatory behavior at the level of difficulty to identifyt. In particular, community attitudes to people with HIV/AIDS divided by transmission still exists discrimination. In particular, people with HIV/AIDS due to causes such as transmission of HIV from mother-to-child, from her husband / wife or by the use of medical services is not guaranteed to get much sympathy which divided sharing, community-friendly attitude. With the group of HIV/AIDS due to injecting drug users, sex workers or sexual promiscuity, infidelity is still a lot of opposition, discrimination and harsh discrimination. The survey also showed that 39.2 percent of respondents said not cut the hair at the shops from the hairdresser with HIV/AIDS; 9.5% do not buy food at the shops from sellers with HIV and 8.5% not ride motorbike taxi by people with HIV drive. Men showed more positive than women in the hypothetical situations posed. Special, discrimination in schools remains relatively popular with both groups of parents and young adolescents. - Indicates the status, changes, and progress of the stigma and discrimination against people with HIV/AIDS over time: The majority of people (85.6%) of the respondents said that discrimination, discrimination still exists in a small part of the population. However, most reviews have confirmed that compared to 5 years ago, awareness, attitudes and behavior of the community has improved so much better (95%). Predict progression of the problem of discrimination against people with HIV/AIDS is also very optimistic compared to the present time, the majority of the opinion that this discrimination as more reduced (54.5%) towards completely phenomenon of stigma and discrimination related to HIV/AIDS in the next five years (36.3%). 11. Applicability in Practice: Through the results of the study, subjects contributed to provide the basis for management practices, especially in two areas: Cao Bo and An Loc Ha hamlet, Yen Hong, Y Yen District, Nam Dinh Province on the stigma and discrimination against people with HIV/AIDS locally in an objective and comprehensive. From there, make appropriate strategic plans for campaigns to reduce stigma and discrimination against people with HIV/AIDS in the two areas, as well as replicate the successful way to other areas in communes, districts and provinces. The results of the thesis can be used as a reference for teachers and students to learn about the stigma associated with HIV/AIDS in the community, which will have the additional findings of the thesis.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây