TTLV: Quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo Lào – Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2014

Thứ tư - 17/02/2016 21:13

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Boungnok KEOVONGVICHITH

 2. Giới tính: nữ

3. Ngày sinh: 15/11/1975

4. Nơi sinh: Tỉnh BOLIKHAMXAY - Lào 

5. Quyết định công nhận học viên số: 2530/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày  05 tháng 11 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Không có

7. Tên đề tài luận văn: Quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo Lào – Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2014

8. Chuyên ngành: Lịch sử                               Mã số: 62.22.03.11

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Xuân Kháng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn gồm 3 chương đã trình bày một cách hệ thống những thành tựu đã đạt được trong việc hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước Việt - Lào từ sau ngày hai nước được hoàn toàn giải phóng, đặc biệt trong giai đoạn 1992 – 2014 và các giải pháp thúc đẩy sự hợp tác về giáo dục – đào tạo giữa hai nước trong tương lai. Trước hết, tác giả đã chỉ ra được những cơ sở (điều kiện tự nhiên thuận lợi, lịch sử lâu đời, văn hóa gần gũi, cư dân sống đan xen…) đã tạo dựng và bồi đắp cho mối quan hệ hợp tác trong giáo dục và đào tạo giữa hai nước Việt – Lào ngay từ rất sớm. Đây là mối quan hệ đặc biệt được hình thành trong suốt các chặng đường lịch sử, từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Về quan hệ giáo dục Lào – Việt trước năm 1992, tác giả chỉ rõ quan điểm của hai Đảng và hai nhà nước Việt Nam – Lào luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia. Vì vậy, ngay từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Lào đã cử cán bộ và học sinh sang Việt Nam học tập. Số lượng này ngày càng tăng lên sau năm 1975.

Về quan hệ giáo dục Lào – Việt từ năm 1992 đến năm 2014 tác giả chỉ rõ những thay đổi trong bối cảnh quốc tế sau chiến tranh lạnh. Tiếp đó, luận văn đưa ra những số liệu chủ yếu nguồn nhân lực Việt Nam đã đào tạo cho Lào và ngược lại. Đặc biệt, tác giả đã phân tích sự hợp tác từ cấp trung ương, cấp bộ, ngành đến sự hợp tác giữa các tỉnh; từ đào tạo lưu học sinh các cấp đến việc đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý.

Trên cơ sở phân tích kết quả hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua, tác giả đã dự đoán sự phát triển trong thời gian tới và đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự hợp tác này.

 Đây là bản luận văn thạc sĩ đầu tiên nghiên cứu về quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo Việt Nam - Lào.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Boungnok KEOVONGVICHITH                 2. Sex: Female

3. Date of birth: 15 November 1975                               4. Place of birth: BOLIKHAMXAY province of the LAO PDR

5. Admission decision number: 2530/2013/QĐ-XHNV-SĐH dated 05 November 2013 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities

6. Changes in academic process: No changes

7. Official thesis title: The education and training partnership between Vietnam and Laos PDR from 1992 to 2014

8. Major: History                                                           Code: 62.22.03.11

9. Supervisors: Associate Professor.PhD. Dang Xuan Khang, University of Social Sciences and Humanities

10. Summary of the new findings of the thesis

The thesis, which comprises 3 chapters, has systematically illustrated a myriad of achievements attained from the partnership in education and training between Vietnam and Laos PDR after the independence of both countries, especially from 1992 to 2014, as well as various solutions to promote future education and training partnerships between the two countries. First of all, the author has described the foundations (favourable natural conditions, an age-old history, common cultural experiences and inhabitation…) which established and fostered the partnership in education and training between Vietnam and Laos PDR from the early days. This is a special relationship forming throughout every historical stages, including the two resistance wars against France and the USA to defend the nation.

With respect to the education partnership between Vietnam and Lao PDR before 1992, the author has clearly expressed the perspectives of each country’s Party and State which both always consider education as a leading national policy. Therefore, during the resistance war against the French colonialists, Lao PDR sent delegations of government officials and students to study in Vietnam. The volume of people has increasingly ascended after 1975.

In terms of Vietnam – Laos PDR education partnership from 1992 to 2014, the author thoroughly described numerous changes in the international context after the cold war. Afterward, the paper demonstrated principal datasets involving the human resource trained in Vietnam for Laos PDR and vice versa. Particularly, the author has analysed the partnerships at central and ministerial to provincial levels; as well as the training of overseas students at different levels and managerial leader officials.

On the basis of analysing outcomes of the partnership between these two countries over years, the author has given predictions about upcoming developments and proposed a series of measures to foster a stronger partnership.

This is the first master thesis which conducts research on the education and training partnership between Vietnam and Laos PDR.

11. Practical applicability, if any:

12. Further research directions, if any:

13. Thesis-related publications: 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây