Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thùy Dung
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 24/07/1987
4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ ở các cơ quan nhà nước cấp tỉnh.
8. Chuyên ngành: Lưu trữ Mã số: 60.32.03.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGƯT Vũ Thị Phụng
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn làm rõ các quy định hiện hành và thực trạng những vi phạm quy định của nhà nước về công tác lưu trữ ở cấp tỉnh và sự cần thiết phải xây dựng được chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với những vi phạm này. Trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo các hình thức, biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi thuộc ngành, lĩnh vực khác nhưng có liên quan với các hành vi vi phạm quy định trong công tác lưu trữ của nhà nước, tác giả đề xuất áp dụng một số hành vi, biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm trong công tác lưu trữ. Đây là cơ sở để Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, kiểm tra về công tác lưu trữ tại địa phương; đồng thời tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ.
Chương 1: Khái quát các quy định của nhà nước Việt Nam về xử phạt vi phạm hành chính
Nội dung Chương 1 tác giả làm rõ một số khái niệm về hành chính, vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời tác giả cũng làm rõ quy định chung hiện nay về xử phạt vi phạm hành chính trong Luật Xử lý vi phạm hành chính. Đây là nội dung tiền đề làm cơ sở cho việc xác định những vi phạm hành chính, việc xử phạt vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ ở Chương tiếp theo.
Chương 2: Các hành vi vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ
Nội dung Chương 2 tác giả khảo sát và phân tích một số hành vi vi phạm phổ biến các quy định của nhà nước về công tác lưu trữ như: vi phạm quy định về thời gian giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan và Lưu trữ lịch sử; vi phạm quy định về kho, trang thiết bị bảo quản tài liệu; vi phạm quy định về tiêu hủy tài liệu hết giá trị; vi phạm quy định về chế độ báo cáo thống kê công tác lưu trữ... Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo quy định của một số nước về vấn đề này. Các hành vi vi phạm được xác định ở chương này, sẽ là cơ sở để xác định hình thức xử phạt, mức độ xử phạt đối với từng hành vi vi phạm cụ thể tại Chương 3.
Chương 3. Nghiên cứu áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ
Trên cơ sở các quy định chung tại Chương 1, các hành vi vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ tại Chương 2 và nghiên cứu các hình thức, biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi thuộc ngành, lĩnh vực khác nhưng có liên quan, có những điểm giống với các hành vi vi phạm quy định trong công tác lưu trữ, tác giả đề xuất các hình thức, biện pháp, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm tiêu biểu, phổ biến trong công tác lưu trữ. Từ đó, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ ở trung ương và địa phương, đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương để công tác lưu trữ ở địa phương ngày càng phát triển.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu các hành vi vi phạm và tham mưu cho Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong công tác lưu trữ.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có./.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Thuy Dung 2. Gender: Female
3. Date of birth: 24 July, 1987 4. Place of birth: Thai Binh
5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH dated 30 December, 2013 by Rector of the University of Social Science and Humanity - Ha Noi National University.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Research to apply administrative sanctions in provincial government’s acencies
8. Major: Archives Code: 60.32.03.01
9. Supervisor: Ass. Prof. Dr. Vu Thi Phung
10. Summary of the thesis:
The thesis clarifies current state regulations on archives and situation of violation at provincial level and demand on setting up administrative sanctions. On the basis of studying types and measures of administrative sanctions in other related fields, the author proposes to apply some measures of administrative sanctions in archival work. This will be a foundation for the State Records and Archives Department of Vietnam to enhance instruction and inspection of archives profession at local level and consult authorized agency in promulgating legal document on administrative sanctions in archives.
Chapter 1: Overview on state regulations on administrative sanctions
In Chapter 1, the author focuses on clarifying some definitions referring administration, administrative violation and administrative sanction. The author also clarifies general regulation dealing with administrative sanction available in the Act of Administrative Sanction. This is foundation for identifying administrative violation and conducting administrative sanction in following chapters.
Chapter 2: Forms of administrative violations in archives
In Chapter 2, the author focuses on some popular forms of violations in archives. In addition, the author also studies forms of administrative violations and administrative sanctions in other countries. The administrative violations introduced by the author is a basic to define details of administrative sanctions in Chapter 3.
Chapter 3: Research to apply administrative sanctions in archives
Basing on general regulations in Chapter 1, forms of administrative violations archives in Chapter 2 and studying administrative violations and sanctions in other relating agencies, the author suggests forms, measures and authorization for administrative sanctions applied in some popular violations in archives. The author also makes some proposals to the central and local state-management organizations in archives to enhance archives work at local level.
11. Practical applicability:
Result of the thesis can be used as a reference for the authorized agencies in establishing legal documents prescribing administrative sanctions in archives.
12. Further research directions:
Further study all types of administrative violations and administrative sanctions and consult the State Record and Archives Department of Vietnam in applying administrative sanction in archieves.
13. Thesis-related publications: No
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn