Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/10/1990
4. Nơi sinh: Phú Thọ
5. Quyết định công nhận học viên số 4295/2016/QĐ-XHNV- ĐT ngày 16/12/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2010-2016 : Thực trạng và giải pháp
8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế ; Mã số: 60 31 02 06
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS.Trương Duy Hòa, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Luận văn làm rõ những cơ sở là nền tảng cho quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2010-2016. Trong đó, quan hệ chính trị - ngoại giao, quan hệ hợp tác về văn hóa, thể thao và du lịch, quan hệ hợp tác về biên giới lãnh thổ là tiền đề, đặt nền móng cho sự phát triển của quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước. Ngoài ra, hơn 30 hiệp định và văn bản thỏa thuận về kinh tế thương mại được ký kết giữa chính phủ, một số bộ, ngành cấp Trung ương và chính quyền địa phương của hai nước là cơ sở pháp lý cho quan hệ thương mại Việt -Trung giai đoạn 2010-2016.
- Luận văn đã đưa ra những phân tích cụ thể về tình hình thương mại giữa hai nước giai đoạn 2010-2016 qua những dữ liệu thu thập được từ Tổng Cục hải quan và các tạp chí chuyên ngành. Qua đó, tác giả chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng cán cân thương mại luôn mất cân bằng giữa hai nước, mà cụ thể là luôn nghiêng lợi ích về phía Trung Quốc. Tác giả cũng đã đưa ra đánh giá về tác động thương mại Việt - Trung đến kinh tế - xã hội của Việt Nam
- Trên cơ sở đó luận văn đã chỉ ra cơ hội và thách thức trong mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tương lai, đưa ra các giải pháp về chính sách và các nhóm giải pháp cụ thể nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu, giúp cân bằng cán cân thương mại hai chiều và hạn chế những tác động tiêu cực từ làn sóng đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam. Tác giả cũng mạnh dạn đề xuất một số phương hướng nhằm điều chỉnh cán cân thương mại giữa hai nước trong thời gian tới.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn đã chỉ ra được thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn 2010-2016, đi sâu vào phân tích nguyên nhân và các tác động của mối quan hệ này đối với Việt Nam và nêu ra những giải pháp cụ thể, hoàn toàn có thể áp dụng vào thực tiễn để cải thiện quan hệ thương mại hai nước trong thời gian tới.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách về thương mại, dùng làm tài liệu tham khảo và học tập cho các sinh viên khi nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2017 đến nay, Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc sau cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung: cơ hội và thách thức cho kinh tế Việt Nam.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: NGUYEN THI PHUONG THUY 2. Sex: Female
3. Date of birth: 02/10/1990 4. Place of birth: Phu Tho
5. Admission decision number: 4295/2016/QĐ-XHNV- ĐT dated 16/12/2016, by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
6. Changes in academic process: None.
7. Official thesis title: Trade relation between Vietnam and China in the period of 2010-2016: the actual situation and recommendation
8. Major: International Relations 9. Code: 60 31 02 06
10. Supervisors: Dr. Truong Duy Hoa, Vietnam Institute of Southeast Asian Studies, Vietnam Academy of Social Sciences.
11. Summary of the findings of the thesis:
- The thesis clarified the basis for the trade relations between Vietnam and China in the period of 2010-2016. Accordingly, political-diplomatic relations, cooperation relations in cultural, sport and tourism and cooperation on border and territory are prerequisites, laying the foundation for the development of economic and trade relations between the two countries. In addition, more than 30 agreements on economic and trade cooperation have been signed between the two governments, a number of ministries and departments at all level of the two countries are the legal basis for the Vietnam-China trade relations in the period of 2010-2016.
- The thesis gave detailed analysis of the trade situation between the two countries in the period of 2010-2016 based on data collected from General Department of Vietnam Customs and specialized journals. The author pointed out the cause of the fact that balance of trade always lean to China side, and made an assessment of the impacts of Vietnam - China trade relation on Vietnam's socio-economic development.
- On this basis, the thesis has pointed out the opportunities and challenges in the trade relations between Vietnam and China in the future, proposing many solutions on policies and specific groups of solutions to limit the trade deficit and help balancing the benifit of both countries as well as limit the negative impact from the investment wave from Chinese into Vietnam. The author also suggested some directions to adjust the trade balance between the two countries in the coming time.
12. Practical applicability, if any:
The thesis shown the status of trade relations between Vietnam and China in the period of 2010-2016, pointing out the causes and impacts of this relationship to Vietnam and suggesting many specific solutions, which can be applied in practice to improve trade relations of the two countries in the coming time.
The thesis also may used as a reference for government’s trade policy makers and for students in their learning on Vietnam – China relations
13. Further research directions, if any:
Trade relations between Vietnam and China since 2017, Trade relations between Vietnam and China after the US-China trade war, The US-China trade war: opportunities and challenges for Vietnamese economy.
14. Thesis-related publications: None
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn