TTLV: Biến đổi nhà cửa của người Thái Đen ở xã Bình Sơn từ khi đổi mới đến nay

Thứ năm - 16/06/2016 05:22

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Vũ Thị Diệu

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 10/08/1989

4. Nơi sinh: Xã Thọ Tiến, Huyện Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Biến đổi nhà cửa của người Thái Đen ở xã Bình Sơn từ khi đổi mới đến nay.

8. Chuyên ngành: Nhân học                           Mã số: 60.31.03.02

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Vi Văn An, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn Biến đổi nhà cửa của người Thái Đen ở xã Bình Sơn từ khi đổi mới đến nay được cấu trúc thành 3 chương lớn.

Chương 1: Khái quát về địa bàn và tộc người nghiên cứu.

Ở chương này tôi đi vào tìm hiểu về điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, sông ngòi, động thực vật), địa bàn nơi người Thái cư trú sinh sống; dân cư và sự phân bố dân cư; các hoạt động kinh tế; Các nét đặc trưng văn hóa xã hội của người Thái Đen ở khu vực này.

Chương 2: Những đặc trưng của nhà ở truyền thống.

Nhà sàn là loại hình cư trú truyền thống của người Thái nói chung và người Thái Đen nói riêng. Nhà sàn của người Thái Đen ở xã Bình Sơn được phân làm hai loại: nhà sàn cột chôn và nhà sàn cột kê. Qúa trình dựng ngôi nhà sàn trải qua nhiều bước: từ chuẩn bị vật liệu làm nhà đến đục đẽo, cất dựng. Quy trình dựng nhà có sự khác nhau giữa loại hình nhà cột chôn và nhà cột kê. Ngôi nhà truyền thống của người Thái thường dựng 3- 5 gian, mỗi một gian có tên gọi, chức năng khác nhau. Việc phân chia không gian như vậy có ý nghĩa xã hội nhất định, gắn với những quy định, quy tắc ứng xử của cộng đồng tộc người đối với không gian sinh hoạt chung của gia đình. Cách bố trí mặt bằng sinh hoạt gắn với tập quán, quan niệm khá độc đáo. Trong ngôi nhà của người Thái có khá nhiều kiêng kị vẫn đang tồn tại trong đời sống gia đình, cộng đồng. Qúa trình làm nhà cũng gắn liền với các nghi lễ: chọn đất, chọn hướng, chọn ngày giờ để dựng nhà và lễ cúng thần đất, lễ dựng đòn nóc, lễ lên nhà mới.

Chương 3: Biến đổi nhà ở và các yếu tố tác động dẫn đến sự biến đổi.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhà ở của người Thái đang có xu hướng chuyển từ nhà sàn sang loại hình nhà xây (nhà trệt) với nhiều loại hình (nhà ngói, nhà xây mái lợp tôn, nhà tầng, nhà mái bằng, nhà tranh tre nứa lá..). Đến nay, trong các thôn/ bản của người Thái Đen ở xã Bình Sơn không còn một ngôi nhà sàn nào được sử dụng với tư cách là nhà ở; tất cả họ đã chuyển sang làm nhà trệt theo kiểu nhà của người Kinh. Từ đó, kéo theo sự biến đổi về nguyên vật liệu làm nhà, kĩ thuật xây dựng, nhóm thợ, công cụ liên quan đến đo lường, xây dựng nhà ở. Bên cạnh của sự biến đổi nhà cửa, người Thái Đen ở xã Bình Sơn cũng đã tiếp nhận những yếu tố mới trong nếp sống, sinh hoạt, phong tục tập quán liên quan đến ngôi nhà. Sự biến đổi này  do chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều yếu tố; trong đó yếu tố môi trường, kinh tế, thể chế, chính sách, sự thay đổi nhận thức của tộc người… là chủ yếu.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: 

Qua nghiên cứu các đặc trưng nhà ở truyền thống và sự biến đổi của nhà ở của người Thái Đen ở xã Bình Sơn, góp phần giúp chính quyền địa phương có cơ sở khoa học trong việc định ra giải pháp bảo lưu, bảo tồn, phát huy các giá trị nhà ở trong quá trình nông thôn mới hiện nay.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Vũ Thị Diệu                2. Sex: Nữ

3. Date of birth: 10/08/1989             4. Place of birth: Tho Tien commune, Trieu Son district, Thanh Hoa province

5. Decision to recognize the student with number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH, December 31st, 2014 of the Principal of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

6. Changes in academic process: 

7. Official thesis title:  The housing tranfomations of the Black Thai in Binh Son commune since the Innovation

8. Major: Anthropology                     Code: 60.31.03.02

9. Supervisor: Dr. Vi Van An, Vietnam Museum of Ethnology

10. Summary of the findings of the thesis:

Besides the introduction and conclusion, references and appendixes, the thesis “The housing tranfomations of the Black Thai in Binh Son commune since the Innovation” is structured into 3 main chapters.

Chapter 1: Physical and ethnic context

In this chapter, I have presented natural conditions (soil, climate, river, biological resources) of Thais’ residence site, population and population distribution; economic activities; socio-cultural characteristics of Black Thai.

Chapter 2: The characteristics of traditional housing

Stilt house is a traditional type of Thai people’s residence in general and in particular the Black Thai. Stilt house of the Black Thai in Binh Son commune is divided into two types: columns into the ground and columns on the ground The process of building stilt houses on stilts is many steps: preparing materials, carving, and building. There are some differences between building houses “column into” and house “column on”. Traditional house of the Thai usually has 3 or 5 rooms; each room has different name and different function. The division of space has the social meanings, the regulations, the ways of behavior about public space in the family of the ethnic community. The organizations of living space are attached to the customs and unique viewpoints. In Thai’s houses, there are still existing taboos about family and community life. The building process also has rituals: selecting land, choosing direction, selecting the date and time, land-god ceremony, roof-making ceremony, new house ceremony.

Chapter 3: The housing transformations and the impacts leading to the changes

From about 10 years ago, the Thai houses move from stilt houses to floor houses with various types (roofed house, tile house, straw house…). At the present time, there are no longer any stilt houses using as living houses in Black Thai’s villages of Binh Son Commune. All of them have moved to use floor houses of Kinh people. Therefore, it leads to the transformations of raw materials, techniques, workers, tools about metrology, housing construction. Moreover, the Black Thai has also received new element in daily life, customs and traditions related to the house. The variations are influenced by many aspects; but environment, economy, institutionalization, policy, and changing the perception of ethnic people ... are main factors.

11. Practical applicability, if any:

Studying the characteristics of traditional houses and the transformation of the Black Thai’s houses in Binh Son commune helps local governments a scientific basis to make solutions to retain, preserve, and promote housing values in the present countryside.

12. Further research directions, if any:

13. Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây