TTLV: Tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội của phụ nữ nghèo ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Thứ ba - 04/11/2014 05:03

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Đoàn Thị Hà 

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 19/03/1985

4. Nơi sinh: Xã Trung Chính - huyện Nông Cống - tỉnh Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận học viên số 1936/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận văn: Tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội của phụ nữ nghèo ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội; Mã số: 60 90 01 01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS.KH. Nguyễn Viết Vượng - Trường Đại học Công đoàn – Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn thể hiện thực trạng tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội của phụ nữ nghèo ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Trước hết là việc xác định các dịch vụ an sinh xã hội cơ bản bao gồm: nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, y tế, đào tạo nghề và tìm việc làm, tư vấn pháp lý, bảo hiểm xã hội.

Phụ nữ nghèo ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tiếp cận được với các dịch vụ an sinh xã hội. Mặc dù mức độ tiếp cận và sử dụng có sự khác nhau ở mỗi nhóm dịch vụ nhưng đã có những tác động nhất định đến sống của phụ nữ nghèo ở đây. Hầu hết phụ nữ nghèo ở thành phố Thanh Hóa đã tiếp cận tốt với các nhóm dịch vụ: nhà ở, chăm sóc y tế, vệ sinh môi trường và nước sạch. Các dịch vụ này đã có những tác động mạnh mẽ trong việc giúp phụ nữ nghèo cải thiện điều kiện sinh hoạt, sức khỏe và nhận thức.  Các dịch vụ xã hội về tư vấn pháp lý, hỗ trợ đào tạo nghề, tìm việc làm và bảo hiềm xã hội chưa được triển khai đồng bộ và chưa tác động nhiều đến việc cải thiện điều kiện sống đối với phụ nữ nghèo. Công tác triển khai thực hiện chính sách ở cơ sở và nhận thức của phụ nữ là yếu tố ảnh hưởng cơ bản đến mức độ và ảnh hưởng của việc tiếp cận các dịch vụ an sinh đối với phụ nữ nghèo.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả của đề tài phản ảnh thực trạng và tác động của việc tiếp cận các dịch vụ an sinh cơ bản đến phụ nữ nghèo, do đó nó có thể làm cơ sở cho việc hoạch định, triển khai và thực hiện chính sách hiệu quả hơn đối với phụ nữ nghèo tại thành phố Thanh Hóa.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Doan Thi Ha

2. Sex: Female

3. Date of birth: 19/03/1985

4. Place of birth: Thanh Hoa

5. Admission decision number: 1936/2011/QĐ-XHNV-SĐH; Dated 10/10/2011 by the President of the University of Social Sciences and Humanities Hanoi.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Approaching and using social welfare services of poor women in Thanh Hoa city, Thanh Hoa province

8. Major: Social Work

9. Code: 60 90 01 01

10. Supervisors: Ass. Prof. Dr. Nguyen Viet Vuong, Vietnam Trade Union University.

11. Summary of the findings of the thesis:

Poor women in Thanh Hoa city, Thanh Hoa province have approached social security services, such as accommodation, health care, environmental hygiene, purity water. Although levels of approaching and using are different among each group of services, it has a considerably effects on their daily life.  These services have affected strongly in helping poor women improve their living condition, health and perception. The social services such as legal advice, training support, job finding and social insurance haven’t been implemented totally and not much impact on improving the living conditions for poor women. Developing and implementing policies at the local residential level and women’s perception are factors which have basic affect to level and impact of approaching process to welfare services for poor women.

12. Practical applicability:

The results of the project reflect the real situation and the impact of the basic approaching process to basic welfare services to poor women, hence, it can serve as a basis for the planning, deploying and implementing policy effectively for poor women in Thanh Hoa city.

13. Further research directions: None

14. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây