Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Lê Thế Tình 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 08/03/1982
4. Nơi sinh: Xã Đông Lĩnh, Tp. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận học viên số: 2119/2011/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 01/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS Hà Nội.
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội 9. Mã số: 60900101
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại Học Giáo Dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Nghiên cứu thực trạng giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS Hà Nội cho thấy về cơ bản học sinh được chăm sóc, giáo dục trong môi trường khá đầy đủ về các mặt cơ sở vật chất, nội dung và phương pháp giáo dục cũng như đội ngũ cán bộ, giáo viên được đào tạo có trình độ chuyên môn có thể đáp ứng được bước đầu nhu cầu cho các em.
Tuy nhiên, trong quá trình giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS Hà Nội cũng bộc lộ những tồn tại như: cơ sở vật chất còn thiếu thốn cần đầu tư về trang thiết bị phục vụ việc học tập, sinh hoạt cho các em, môi trường giáo dục còn bó hẹp chưa rộng và chưa sâu, đội ngũ cán bộ giáo viên thiếu về số lượng đặc biệt cán bộ giáo viên có chuyên môn phù hợp trong lĩnh vực giáo dục hòa nhập; vẫn còn những định kiến kỳ thị của cộng đồng, xã hội đối với các em – đây là một trở ngại trong quá trình hòa nhập cho các em. Bên cạnh đó các cơ chế, chính sách của nhà nước, các tổ chức xã hội các cấp các ngành vẫn chưa theo kịp với nhu cầu thực tế của các em nên nhìn chung đời sống vật chất và tinh thần cho các em còn thiếu thốn cần được hỗ trợ chung tay của cả nhà nước và xã hội.
Qua đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị để giáo dục hòa nhập cho các em được phù hợp hơn góp phần đưa các em hòa nhập vào môi trường sống, học tập, cộng đồng, xã hội một cách nhanh hơn và bền vững hơn.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy và học tập học phần Công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở các trường đại học, cao đẳng; cũng như quá trình giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS Hà Nội nói riêng và các trung tâm bảo trợ xã hội trong cả nước nói chung.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Các mô hình giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học ở các trung tâm bảo trợ xã hội.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học đặc biệt về vấn đề hòa nhập của trẻ khuyết tật. Do không đủ điều kiện trình bày nên tác giả để tên các công trình, đề tài trong phần tài liệu tham khảo của luận văn.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Le The Tinh 2. Sex: Male
3. Date of birth: March 8, 1982
4. Place of birth: Dong Linh commune, Thanh Hoa City, Thanh Hoa province
5. Admission decision number: 2119/2011/QĐ-XHNV-SĐH Dated: 01/11/2011
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: “Inclusive education for elementary school students living in the SOS village in Ha Noi ”
8. Major: Social work 9. Code: 60.90.01.01
10. Supervisors: Professor, PhD. Nguyen Thi My Loc – University of education, Vietnam National University - Hanoi.
11. Summary of the findings of the thesis:
The results of inclusive education for elementary school students living in the SOS Children's Village in Hanoi showed that the students the basic care and education in an environment quite adequate in terms of infrastructure , content and educational methods as well as the staff , teachers trained professional qualifications can meet the initial needs of the children .
However , in the process of inclusive education for elementary school students living in the SOS Children's Village in Hanoi also revealed the existence including physical facilities is poor to invest in equipment in service learning , activities for children , environmental education was not confined to broad and not deep teacher staff shortage in the number of special education staff members with appropriate expertise in the field of inclusive education ; prejudices still stigmatized community , society for them - this is an obstacle in the integration process for them . Besides the mechanisms and policies of the state , the civil society organizations at all levels of the industry have not caught up with the actual needs of the children should generally physical life and spirit to the children still lack should be supported jointly by both state and society.
Thereby, the authors give some solutions and recommendations for inclusive education for children is better suited to contribute to their integration into the environment , education, community , society quickly better and more sustainable .
12. Practical applicability, if any: The theories and findings of survey could be used as a reference materials for teaching and further studies social work with children with special circumstances in the universities and colleges ; as well as the process of inclusive education for elementary school students living in the SOS Children's Village in Hanoi in particular and social protection centers in the country in general .
13. Further research directions, if any: The model of inclusive education for elementary school students at the center of social protection.
14. Thesis-related publications:
There have been many scientific research projects on the issue of inclusive education for elementary school students particularly on the issue of inclusion of children with disabilities. Do not qualify presented to the author to name the works , the subject of the reference section of the thesis .
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn