TTLV: Tìm hiểu về đời sống văn hoá tinh thần ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ

Thứ năm - 22/11/2012 23:38
Thông tin luận văn "Tìm hiểu về đời sống văn hoá tinh thần ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ (nghiên cứu trường hợp tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, Tỉnh Thái Bình)" của HVCH Lương Thị Thu Trang, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Tìm hiểu về đời sống văn hoá tinh thần ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ (nghiên cứu trường hợp tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, Tỉnh Thái Bình)" của HVCH Lương Thị Thu Trang, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Lương Thị Thu Trang 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 29/08/1983 4. Nơi sinh: Thái Bình 5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/ QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Tìm hiểu về đời sống văn hoá tinh thần ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ (nghiên cứu trường hợp tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, Tỉnh Thái Bình) 8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS., TS. Vũ Mạnh Lợi 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Trên cơ sở những kết quả thu được từ cuộc khảo sát đời sống văn hoá tinh thần của người dân xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, phân tích một cách có hệ thống các đặc điểm sống, cách hưởng thụ các hoạt động văn hoá tinh thần, cách ửng xử với xã hội và sự biến đổi tâm lí của họ trước những ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá-đô thị hoá đang diễn ra hiện nay để có cái nhìn tổng quan hơn về những khác biệt của đời sống văn hoá tinh thần giữa các nhóm dân cư ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ hiện nay như thế nào. Các hoạt động trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân Khi tìm hiểu về các hoạt động thể hiện đời sống văn hoá tinh thần của người dân, các biểu hiện về mức độ sử dụng các sản phẩm văn hoá như mức độ xem tivi, nghe đài, đọc sách báo, đi chùa/nhà thờ, mức độ và mật độ tham dự các lễ hội, … như thế nào? với tần suất bao nhiêu? và họ quan tâm đến các lĩnh vực gì? vv… được coi như các chỉ số để đo lường. Các quan niệm của người dân về cuộc sống Quan niệm, quan điểm của một người khi nhìn nhận và đánh giá một vấn đề nói lên rất nhiều về văn hoá của họ. Khi tìm hiểu về văn hoá tinh thần của người dân ở nông thôn, cụ thể là xã Vũ Đoài của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, tác giả đã cố gắng tìm hiểu các khía cạnh tâm lí của họ để hiểu hơn về đời sống văn hoá tinh thần của người dân Vũ Đoài. Cuộc nghiên cứu một lần nữa khẳng định lại tính đúng đắn trong quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Người dân của xã Vũ Đoài nói chung, mặc dù cùng chung sống trong một không gian tương đối nhỏ, cùng được hưởng các tác động của nền kinh tế, văn hoá giống nhau, nhưng những người có mức sống khác nhau sẽ có các khuôn mẫu ứng xử về văn hoá tinh thần rất khác nhau ở một số khía cạnh, mà phần thiệt thòi luôn nghiêng về phía nhóm nghèo. Mô hình gia đình ở Vũ Đoài nói riêng, nông thôn Việt Nam hiện nay nói chung, không hoàn toàn thuần nông như trước. Trong một gia đình có thể có cả trí thức, công nhân, nông dân, cả người về hưu, lẫn người trẻ. Ðiều đó, dù ít hay nhiều cũng làm cho bức tranh đời sống nông thôn ở Vũ Đoài nói riêng, các vùng nông thôn bắc bộ nói chung có những thay đổi đáng kể. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân ở nông thôn Vũ Đoài nói riêng, các khu vực nông thôn bắc bộ nói chung bằng cách tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân để họ có thêm thu nhập, tạo điều kiện học tập hưởng thụ văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần, từng bước tiến hành công cuộc xây dựng nông thôn mới. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ giúp các nhà quản lí, các cấp, các ngành, các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn đúng đắn, toàn diện hơn về những tác động của chính sách đang được triển khai tại địa phương, những khó khăn và thuận lợi và những mặt còn hạn chế. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Đề tài gợi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm làm sáng tỏ những đổi mới về văn hoá tinh thần của người dân nông thôn đồng bằng Bắc bộ nói chung, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình nói riêng trong bối cảnh công nghiệp hoá, đô thị hoá đang gia tăng. 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Luong Thi Thu Trang 2. Sex: Female 3. Date of birth: 29/08/1983 4. Place of birth: Thai Binh 5. Admission decision number: 1355/2008/ QĐ-XHNV-KH&SĐH dated 24/10/2008 of Rector – University of social Sciences and Humanities, VNU Hanoi 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: Learn about the spiritual and cultural life in rural northern plains (case studies in Vu Doai commune – Vu Thu district- Thai Binh province) 8. Major: Sociology Code: 60 31 30 9. Supervisors: Vice Professor, Dr. Vu Manh Loi 10. Summary of the findings of the thesis: On the basis of the results obtained from the survey the cultural and spiritual life of the people Vu Doai, Vu Thu District, Thai Binh, a systematic analysis of the characteristics of life, how to enjoy the work cultural spirit, how to deal with social and psychological change them before the effects of the process of industrialization-urbanization is happening today to get a better overview of the differences of the cultural and spiritual life among the rural population in the northern delta now how. Activities in the cultural and spiritual life of the people When learning about the operation shows the cultural and spiritual life of the people, the expression of the level of use of cultural products such as the level of watching television, listening to the radio, read books, go to the temple / church density level and attend the festival, ... how? with the frequency of how many? and they are interested in the field? etc. are considered as indicators to measure. The perception of the people about life The concept, the perspective of a person to recognize and evaluate a problem says a lot about their culture. While exploring the cultural spirit of the people in rural areas, namely economic Vu Doai Vu Thu district, Thai Binh province, the author tried to find out the psychological aspects to better understand their life spiritual culture of the people Vu rate. The study again confirmed the correctness of the view of Marxism-Lenin: Exists social decision social consciousness. People of Vu Doai generally, although live together in a relatively small space, and enjoy the effects of the economy, the same culture, but who have different standards of living will be the mold cultural patterns of conduct of the spirit are very different in some respects, but the disadvantage is always in favor of the poor. Model families in Vu Doai particular, the current rural Vietnam in general, not purely agricultural. In a family can have both intellectuals, workers, farmers, retirees, and young people. That, more or less making paintings of rural life in Vu Doai particular, the northern rural areas generally have significantly changed. Improve the material and spiritual life for people in rural areas Vu Doai particular, the northern rural areas in general by creating more jobs for the people so that they have more income, making it learning to enjoy cultural events, improve the spiritual life, step by step the construction of new countryside. 11. Practical applicability: Through the study results, the project will help managers at all levels, sectors, policy makers have the right look, the more comprehensive the impact of the policy is being implemented atmethod, the difficulty and disadvantage and limited. 12. Further research directions: - The issue of education policy innovation and improvement, improving intellectual development of local people's in ethnic minorities in the future. - The issue of officers’ training, improving managerial capacity of the authorities in the implementation of policies towards the ethnic minorities in difficult socio-economic areas. 13. Thesis-related publications: None

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây