TTLV: Cơ cấu hoạt động giải trí của thanh niên

Thứ năm - 22/11/2012 23:32
Thông tin luận văn "Cơ cấu hoạt động giải trí của thanh niên: so sánh nhóm thanh niên đi làm và nhóm thanh niên đi học" của HVCH Cao Phương Thuý, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Cơ cấu hoạt động giải trí của thanh niên: so sánh nhóm thanh niên đi làm và nhóm thanh niên đi học" của HVCH Cao Phương Thuý, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Cao Phương Thuý 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 27/11/1987 4. Nơi sinh: Thành phố Hà Giang 5. Quyết định công nhận học viên số 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: “Cơ cấu hoạt động giải trí của thanh niên: so sánh nhóm thanh niên đi làm và nhóm thanh niên đi học” 8. Chuyên ngành: Xã hội học. Mã số: 60.31.30 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quý Thanh 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Đề tài “Cơ cấu hoạt động giải trí của thanh niên: so sánh nhóm thanh niên đi làm và nhóm thanh niên đi học” với mục tiêu làm rõ cơ cấu các hình thức giải trí của hai nhóm thanh niên: thanh niên đi học và thanh niên đi làm, tìm hiểu mức độ sử dụng thời gian giải trí đối với từng loại hình giải trí của thanh niên; phân tích sự khác nhau trong cơ cấu hoạt động giải trí của hai nhóm thanh niên; các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động giải trí của hai nhóm thanh niên; đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giúp thanh niên lựa chọn phù hợp các loại hình giải trí. Với các mục tiêu cụ thể như trên, qua quá trình nghiên cứu luận văn cho thấy xã hội ngày nay phát triển làm xuất hiện rất nhiều các loại hình giải trí, mỗi loại hình giải trí mang những đặc điểm và sự bổ ích khác nhau, mức độ sử dụng các loại hình giải trí khác nhau. Trong các số các loại hình giải trí: Thụ động (Xem ti vi; nghe đài; lướt web; chat trên mạng; chơi game, điện tử), vận động (Đi chơi/đi dạo phố với bạn bè; đi mua sắm; đi uống nước, cà phê, hoặc bia hơi sau giờ làm; đi hát karaoke; đi dã ngoại, du lịch; đi xem biểu diễn ca nhạc nhẹ; đi xem thi đấu trực tiếp các môn thể thao; đi xem phim tại rạp; đi xem các loại hình nghệ thuật truyền thống; đi tập thể dục, thể thao) thì hình thức xem tivi, đi dạo phố với bạn, nghe đài là những hoạt động thường xuyên được các nhóm thanh niên thực hiện. Có sự chênh lệch khá rõ rệt trong việc lựa chọn hai loại hình giải trí mang tính thụ động và vận động của thanh niên. Nhóm giải trí thụ động được thanh niên lựa chọn nhiều hơn (3,2/4 điểm), còn giải trí mang tính vận động chỉ có 2,6/4 điểm. Điều này cho thấy các loại hình giải trí thụ động vẫn chiếm ưu thế trong lĩnh vực giải trí của thanh niên. Trong quá trình so sánh giữa hai nhóm thanh niên đi học và đi làm về mức độ các hoạt động giải trí cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm thanh niên. Thanh niên đi làm có xu hướng có mức độ sử dụng các hình thức giải trí vận động (2,61/4 điểm) cao hơn nhóm thanh niên đi học (2,51/4điểm). Và ngược lại nhóm thanh niên đi học lại có xu hướng có mức độ giải trí theo hình thức thụ động (3,32/4điểm) cao hơn nhóm đi làm (2,03/4điểm). Đồng thời cũng có sự khác biệt giữa hai nhóm thanh niên ở các độ tuổi khác nhau, cũng như ở các thành phố khác nhau về mức độ giải trí. Càng ở độ tuổi cao thì nhóm thanh niên đi học càng ít sử dụng hình thức giải trí vận động và đồng thời ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh thanh niên có xu hướng có mức độ giải trí vận động cao hơn so với các tỉnh ít phát triển hơn như Hải Dương, Tây Ninh. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn và mức độ thực hiện các hoạt động giải trí của 2 nhóm thanh niên đi học và đi làm cho thấy “yếu tố về kinh tế” (phương tiên vật chất như điện thoại, tivi, máy tính, xe máy,…và mức chi tiêu trong tháng) có sự ảnh hưởng mạnh nhất trong tất cả các yếu tố và chỉ đúng với hình thức giải trí thụ động mà không đúng với hình thức giải trí vận động của cả 2 nhóm đi học và đi làm. Trong hình thức giải trí vận động đối với thanh niên đi làm yếu tố mạnh nhất ảnh hưởng đến mức độ thực hiện các hoạt động giải trí đó là “có sống ở ngoài gia đình hơn 3 tháng”; đối với thanh niên đang đi học thì lại là yếu tố “ Là cán bộ câu lạc bộ”. Như vậy giả thuyết ban đầu đặt là “Yếu tố kinh tế có ảnh hưởng mạnh nhất đến mức độ sử dụng các hoạt động giải trí của thanh niên” chỉ đúng trong trường hợp hình thức giải trí thụ động mà chưa đúng với hình thức giải trí vận động. Hiện nay không ít thanh niên có những hành vi mang tính chất tiêu cực để giải toả những căng thẳng của bản thân. Trong đó hình thức mà thanh niên thường xuyên làm nhất đó là hút thuốc, uống rượu bia, tiếp đó là đánh bạc, đua xe máy, đánh nhau. Hoạt động giải trí của thanh niên hiện nay khá đa dạng. Những hoạt động đó bao gồm cả những hoạt động mang tính vận động và những hoạt động mang tính thụ động. Hoạt động giải trí của thanh niên hiện nay không chỉ là giải trí đơn thuần mà còn là sự giải trí có định hướng, có chọn lọc. Do điều kiện đời sống vật chất được cải thiện và do nhu cầu giải trí ngày càng cao vì thế mà người dân nói chung và đặc biệt là thanh niên nói riêng đã đầu tư khá nhiều thời gian rỗi của mình vào việc sử dụng các loại hình giải trí. Có sự khác biệt về mức độ giải trí giữa thanh niên đi học và thanh niên đi làm, bên cạnh đó có sự khác biệt giữa các lứa tuổi, khu vực sống của thanh niên đi học và đi làm. Hiện nay các thành phố lớn hay ở các đô thị có nhiều điểm vui chơi giải trí cho thanh niên hơn ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Điều đó đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của toàn xã hội đối với nhu cầu giải trí của thanh niên. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đã đưa lại một cái nhìn tổng quan về mức độ thực hiện các hoạt động giải trí của thanh niên, thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giải trí của thanh niên, sự khác nhau trong mức độ thực hiện hoạt động giải trí của hai nhóm thanh niên đi học và thanh niên đi làm. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra được một số khuyến nghị về giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giải trí của thanh niên. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: có hay không tồn tại mối liên hệ giữa sử dụng không đúng thời gian rảnh cho các hoạt động giải trí và các dạng tệ nạn xã hội? Tại sao thanh niên lại chọn cách thức giải trí ít tích cực thay vì các hoạt động giải trí có thể mang lại những điều tốt cho bản thân? 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Cao Phương Thuý 2. Sex: Female. 3. Date of birth: 27/11/1987 4. Place of birth: Ha Giang City 5. Admission decision number: 1528/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH; Dated: 14/10/2009. 6. Changes in academic process: No. 7. Official thesis title: “Entertainment structure of the youth: compare between youth group works and the one studies” 8. Major: Sociology Code: 60 31 30. 9. Supervisor: Associate Professor. Dr. Nguyen Quy Thanh 10. Summary of the findings of the thesis: Topic “Entertainment structure of the youth: compare between youth group works and the one studies” with the aim to make clear entertainment structure of two groups: the youth studies and the youth works, study entertainment use level for the youth’s each entertainment form; analyse a difference in two groups’ entertainment structure; the factors affect two youth groups’ entertainment; Give some recommendations and solutions to assist the youth choose entertainment form properly. With specific objectives as above, in the thesis research process, it shows the society nowadays develops that appears many forms of entertainment, each of them brings features and different usefulnesses, level of using entertainment forms is various. In entertainment forms: Passive (Watch TV; listen to radio, graze web, chat on internet, play game, electronic game), active (Go out/ take a walk with friends; go shopping, go to drink water, coffee, or beer after working time; go to sing karaoke, go outdoor, travel; go to see liveshow; go to see direct competion of sports; go to cenima; go to see traditional artistic forms, go to take exercise, sport), watching TV, take a walk with friends, listening to radio are regularly implemented by the youth groups. Having relatively evident difference in choosing the youth’s two passive and active entertainment forms. Passive entertainment group is chosen more by the youth (3.2/4 point), and active entertainment group only gets 2.6/4 point. This shows that passive entertainment forms predominates in the youth’s entertainment field. In process of comparing between two groups: the youth studies and the youth works with entertainment levels, it indicates there is a difference between the youth groups. The youth working tends to using active entertainment forms (2.61/4). And vice verse, the youth studying tends to use passive entertainment (3.32/4) higher than the group working (2.03/4). Similarly, it also has a difference among two youth groups at various ages, as well as at cities about entertainment level. Higher and higher age it is, the less the youth group studying uses active entertainment form and concurrently at big cities as Hanoi, Ho Chi Minh, the youth tends to using active entertainment higher compared with the provinces develops less as Hai Duong, Tay Ninh. The factors affecting its choice and g entertainment level of two youth groups: work and study indicate “economic factors” (physical means as telephone, TV, computer, motorbike, etc and consumption in month) has strongest affect in all the factors and are only correct for passive entertainment of two youth groups: study and work. Active entertainment for the youth working as the strongest factor affecting entertainment of entertainments implementation is “Living out of the family over 03 months”; for the youth, who studies is “Club officer”. Therefore, initial supposition “Economic factor has the strongest affect on using the youth’s entertainments” is proper in passive entertainment form but not proper with active one. Now, a lot of the youth has negative behavior to relax their stress. In there, the form, which the youth does best is smoking, drinking alcohol, beer, the next gambling, racing motorbike , fighting. The youth’s entertainment is rather various. Those entertainments include active activities and passive ones. The youth’s entertainment is now purely but also oriented, selective. Because physical life is improved and demand of entertainment is higher and higher, people in general and especially the youth in private invests fairly much their free time in using entertainment forms. There is difference in entertainment level between the youth studying and the youth working; besides, there is also a vary among ages, resident area of the youth studying and working. Now big cities or urban areas have many entertainment parks for the youth more than at rural areas, remote areas. This requires more interest from the whole society for the youth’s entertainment demand. 11. Practical applicability: Research results has given an overview about the young people’s leisure implementation activities, the factors that affect all these activities as well as the differences of the level implementation between young people in school and at work. At the same time, subjects also gave some recommendations on solutions to improve the quality leisure activities for young people 12. Further research directions: Whether existing relation between incorrectly using free time for entertainment activities and social evils or not? Why does the youth choose less active entertainment forms instead of the entertainment, which can bring the best things for themselves? 13. Thesis-related publications: No.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây