Thông tin luận văn "Tính cộng đồng của doanh nhân trẻ Hà Nội" của HVCH Nguyễn Diệu Hương, chuyên ngành Tâm lí học.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Diệu Hương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 19/12/1983
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 1883/QĐ-XHNV-ĐHQGHN ngày: 21/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Tính cộng đồng của doanh nhân trẻ Hà Nội
8. Chuyên ngành: Tâm lí học; Mã số: 60 31 04 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Thụ, giảng viên Khoa Tâm lí học - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Về phương diện lí luận
Kế thừa những quan điểm của các nhà tâm lí học trên thế giới và Việt Nam, chúng tôi quan niệm rằng tính cộng đồng của doanh nhân là xu hướng hướng tới người khác, tập thể, cộng đồng trong nhận thức của doanh nhân; ưu tiên, coi trọng các giá trị tập thể, cộng đồng hơn các giá trị cá nhân của doanh nhân; hành động, ứng xử và xúc cảm gắn bó với tập thể, cộng đồng hơn là với cá nhân.
Về phương diện thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thực tiễn ở ba khía cạnh (biểu hiện của doanh nhân trẻ qua nhận thức; tình cảm, xúc cảm và hành động về tính cộng đồng) ở Hà Nội cho phép đưa ra hai kết luận khái quát khẳng định giả thiết nghiên cứu:
- Tính cộng đồng của doanh nhân trẻ Hà Nội biểu hiện ở mức thấp.
- Tính cộng đồng này phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó yếu tố chủ quan là quan trọng nhất. Nguyên nhân là do phần lớn các doanh nhân trẻ Hà Nội đều xuất thân từ nông dân, mang nặng tâm lí tiểu nông, tuy duy manh mún, cục bộ, ảnh hưởng rất nhiều đến tính cộng đồng của họ.
Về kết quả cụ thể có thể rút ra một số điểm chính như sau:
Thứ nhất, từ khía cạnh nhận thức, nhìn chung doanh nhân trẻ Hà Nội nhìn nhận vai trò và trách nhiệm xã hội, tính cộng đồng đối với tập thể, xã hội và cá nhân của mình ở mức trung bình. Cùng với doanh nghiệp của mình, doanh nhân trẻ góp phần không nhỏ vào việc tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm, thu nhập cho hàng triệu người lao động, ổn định xã hội, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo con đường hội nhập với khu vực và thế giới.
Thứ hai, từ khía cạnh xúc cảm, tình cảm, tính cộng đồng của doanh nhân trẻ Hà Nội thể hiện ở mức thấp. Việc hưởng ứng đối với các phong trào lá lành đùm lá rách, bình ổn giá là không cao, họ thờ ơ đối với các phong trào này. Phần lớn các doanh nhân trẻ đều tìm cách lách luật để đóng thuế với mức ít nhất hoặc chậm thời gian đóng thuế.
Thứ ba, từ khía cạnh hành vi, kết quả phỏng vấn về hình thức hợp tác, tương trợ và quan hệ với xã hội, với các doanh nghiệp bạn và với cá nhân khác của doanh nhân trẻ Hà Nội cho thấy quan hệ mang tính cộng đồng không “vô tư” mà mang tính chất trao đổi, cùng có lợi, “tính toán” nhiều hơn và sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau còn ở mức thấp.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Nguyen Dieu Huong 2. Sex: Female
3. Date of birth: 19/12/1983 4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 1883/QĐ-XHNV-ĐHQGHN Dated: 21/10/2010
6. Changes in academic process: none
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: Community of young entrepreneurs Ha Noi
8. Major: Psychology of Business Administration 9. Code: 60 31 04 01
10. Supervisors: Ass.Prof., Dr Nguyen Huu Thu
(Full name, academic title and degree)
11. Summary of the findings of the thesis:
In terms of theoretical
Inherit the opinion of the psychologist in the world and Viet Nam, our notion that business community of the trend towards others, collective, community awareness of the business; priority and respect the collective community values than personal values of business; actions, attitudes, and emotional attachment to collective, community rather than with individual.
In terms of practical
Empirical research results in three dimensions (expression of young entrepreneurs through awareness; emotions and action for the community) in Hanoi allows two conclusions essential research confirms the hypothesis:
- Community of young entrepreneurs Hanoi expression levels drop.
- This community depends on subjective factors and other, in which subjective factors are the most important. The reason is that the majority of young entrepreneurs ancient Hanoi come from farmers, Smallholder heavily psychological, but only scattered, locally, a lot of influence on their community.
About specific results can draw a few key points as follows:
First, from the perspective of cognitive, Hanoi generally young entrepreneurs recognize the roles and responsibilities for collective community, social and personal average. Along with his business, young entrepreneurs contributed to the increase in revenues State budget, creating jobs and income for millions of workers, social stability, accelerate the process of industrialization, modernization of the country in the path of integration with regional and the world.
Secondly, from the emotional aspect, emotional, community of young entrepreneurs Hanoi express low. The response to the torn the good caring leaf movement, price stability is not high, their indifference to the movement. Most young entrepreneurs are trying to circumvent the law to close to pay taxes to a minimum or at tax time.
Third, from a behavioral perspective, interview results on the form of cooperation, interdependence and relationships business with you and with other personal business shows the relationship of community is not "innocent" but bring nature of the exchange, mutual benefit, "calculation" more and cooperation, mutual assistance in low.