TTLV: Tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi ý nghĩa của nó đối với tư tưởng giáo dục của Phan Bội Châu

Thứ tư - 21/10/2015 22:34

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lưu Thị Yến

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 10/06/1988

4. Nơi sinh: Hưng Yên

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/QH-XHNV-SĐH, ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có

7. Tên đề tài luận văn: Tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi ý nghĩa của nó đối với tư tưởng giáo dục của Phan Bội Châu

8. Chuyên ngành: Triết học;                         Mã số: 60.22.03.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hạnh - Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

- Thứ nhất, luận văn “Tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi ý nghĩa của nó đối với tư tưởng giáo dục của Phan Bội Châu” đã giới thiệu một cách khái quát bối cảnh lịch sử và trình bày những nét tương đồng của Việt Nam và Nhật Bản khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

- Thứ hai, luận văn đã phân tích chi tiết những nội dung tư tưởng về giáo dục của Fukuzawa Yukichi trong một số tác phẩm của ông. Nội dung tư tưởng giáo dục thì rất phong phú, đa dạng. Đi sâu vào tìm hiểu mục đích của việc học: Học để nâng cao dân trí, học để có trách nhiệm với bản thân, học để nói lên chính kiến và thực hiện đầy đủ bổn phận của một công dân đối với đất nước, Đi cùng với đó là hệ thống phương châm, phương pháp giáo dục đạt hiệu quả cao. Đó là: thực học đồng thời kết hợp với phương pháp diễn thuyết và tranh luận nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong học tập, nghiêm túc và khiêm tốn học hỏi tích lũy tri thức. Nguyên tắc tiến hành cải cách giáo dục: Tiếp thu thành tựu của nền văn minh phương Tây một cách phù hợp, thiết lập một nền giáo dục có tính thiết thực và ứng dụng cao, thiết lập một nền giáo dục nam nữ bình quyền.

- Thứ ba, luận văn đã phân tích ý nghĩa của tư tưởng Fukuzawa Yukichi  về giáo dục đối với tư tưởng giáo dục Phan Bội Châu. Làm rõ sự chuyển biến trong tư tưởng cảu Phan Bội Châu về giáo dục. Dưới sự ảnh hưởng tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi, tư tưởng giáo dục của Phan Bội Châu có sự chuyển biến rõ nét. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, Phan Bội Châu đã được đào tạo theo khuân mẫu Nho giáo với Kinh, truyện, thơ văn phú lục...Chính vì vậy, khi chưa có luồng tư tưởng Duy tân ở nước ngoài du nhập vào tư  tưởng về giáo dục của Phan Bội Châu mang đậm màu sắc Nho giáo. Sau quá trình sang Nhật học hỏi, ảnh hưởng tư tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi trong quan niệm về giáo dục của Phan Bội Châu đã có sự thay đổi rõ nét: Từ quan niệm về mục đích học tập, nội dung học tập, phương pháp và nguyên tắc học tập.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu học tập, tham khảo cho sinh viên, học viên cao học chuyên ngành triết học và những ai quan tâm đến quan niệm của Fukuzawa Yukichi về giáo dục và sự chuyến biến trong tư tưởng về giáo dục của Phan Bội Châu dưới sự ảnh hưởng của cuộc duy tân trong giáo dục của Fukuzawa Yukichi.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full Name: Luu Thi Yen                          2. Sex: Female

3. Date of birth: June 10th, 1988                 4. Place of Birth: Hung Yen

5. Admission decision number: 2998/QH-XHNV-SDH issued on December 30th 2013 by the principles of University of Social Science and Humanities under Hanoi National University referring applicant acceptance.

6. Amendment during course: No

7. Topic of the Study: “Education Ideal of FukuzawaYukichi and its influence on PhanBoiChau’s one

8. Major: Philosophy                                 9. Code: 60.22.03.01

10. Guidance Doctor: Ms. Tran ThiHanh - Philosophy Faculty at University of Social Science and Humanities under Hanoi National University.

11.Summary of the findings of the thesis:

First of all, the Study of “Education Ideal of FukuzawaYukichi and its influence on PhanBoiChau’s one” briefly introduced the historical context and the familiars between Vietnam and Japan in the period of  the end of Century XIX and the earlier of XX.

Secondly, the Study had detailed in the content of FukuzawaYukichi’s education Ideal in some of his works. The content of this ideal is variety and plentiful which dig into the purpose of learning are: to enrich people’s knowledge, to have self-responsibilities, to speak out the right things against prejudge and to complete civil responsibilities. A long with this is the system of effective learning method which is to sync theoretical and practical aspects together to gain highest effect with patient and modest to gain more knowledge and experience. The principal method to innovate education system is to learn from Western Civilization properly, establish a practical education system in which the gender equality must be recognized.

Thirdly, the study had proved the meaningful influence of FukuzawaYukichi’s education Ideal on PhanBoiChau’s one. Beside lessons drawn from FukuzawaYukichi’s education Ideal, PhanBoiChau had developed his ideal to the new level. He, originated from a traditionally Confucianism family, had been educated in the Confucius way with Oriental novels, poems. This is to explain why PhanBoiChau’s education Ideal was, at first, so Confucius.  After training course in Japan, and got a deep impact by FukuzawaYukichi’s education Ideal, PhanBoiChau had changed his Ideal in terms of concept on learning purpose to the content, method of principals of learning.

12. Practical Appliance Abilities:

This Study can be used as reference documents for college and master students of Philosophy and whoever has interest inFukuzawaYukichi’s education Ideal and the change in PhanBoiChau’s Education Ideal after being influenced by FukuzawaYukichi.

13. Further research directions:

14. Thesis-related publications: No

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây