Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Lưu Thị Thúy
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 29/01/1987
4. Nơi sinh: Bắc Giang
5. Quyết định công nhận học viên số: 1883/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: “Sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số vào khu vực Nhà nước: Nghiên cứu trường hợp cộng đồng Ba Na và Gia Rai ở tỉnh Kon Tum”
8. Chuyên ngành: Dân tộc học Mã số: 60.22.70
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hương, Khoa Nhân học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đưa đến một cái nhìn tổng quát về thực trạng phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia vào khu vực Nhà nước ở tỉnh Kon Tum. Các kết quả nghiên cứu cho thấy công, viên chức nữ dân tộc thiểu số trong khu vực Nhà nước ở Kon Tum còn hạn chế về số lượng và chất lượng.
Luận văn đã đi sâu vào tìm hiểu động lực phấn đấu, cơ hội tiếp cận, trải nghiệm công việc và cách thức ứng xử trong xã hội của những phụ nữ này tại địa phương trong bối cảnh văn hóa địa phương, cũng như các tương tác liên tộc người tại khu vực nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các nghĩa vụ đối với gia đình, định kiến của gia đình và xã hội cản trở khá nhiều tới việc tham gia của chị em phụ nữ vào các cơ quan Nhà nước. Yếu tố tâm lý tộc người cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát huy năng lực của các chị em. Từ đó, nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm góp phần phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc, nâng cao cơ hội tiếp cận và tham gia vào môi trường công của phụ nữ dân tộc thiểu số.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm góp phần phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc, nâng cao cơ hội tiếp cận và tham gia vào môi trường công của phụ nữ dân tộc thiểu số.
- Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu quan tâm đến vấn đề vị thế và sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số trong môi trường công; là cơ sở khoa học tin cậy cho giới hoạch định chính sách về phát triển nguồn lực nữ dân tộc thiểu số nói chung và phụ nữ Bahna, Gia Rai nói riêng.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Sự thay đổi vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số vùng cao trong đời sống gia đình và xã hội trong bối cảnh hiện nay
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn (không có)
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Luu Thi Thuy 2. Sex: female
3. Date of birth: January 29, 1987 4. Place of birth: Bac Giang province
5. Admission decision number: 1883/QĐ-XHNV-SĐH, Dated: October 21, 2010,by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: “Ethnic minority women’s participation in the public sector: A case study of Bahnar and Jarai ethnic groups in Kon Tum province”
8. Major: Ethnology 9. Code: 60.22.70
10. Supervisors: Nguyen Thi Thu Huong, PhD Lecturer Faculty of Anthropology University of Social Sciences and Humanities Vietnam National University of Hanoi
11. Summary of the findings of the thesis:
Thesis provides an overview of the status of ethnic minority women’s participation in the public sector of Kontum province. According to the research findings, the involvement of ethnic minority women in the public sector in Kon Tum is quite limited.
Thesis focuses on ethnic minority women’s job opportunities, working experiences in the local context against the backdrop of local perceptions of gender roles as well inter-ethnic relations.
The research results show that many factors prevent ethnic minority women from participating in the public sphere such as family commitments, gender prejudices, etc. These factors make it more challenging for women to actively participate in the public sector. Therefore, this thesis offers some policy suggestions for policy makers to improve the existing programs that aim to promote ethnic minority women’s participation in the public sector.
12. Practical applicability
- Firstly, this thesis offers some policy suggestions for administrators to improve access and participation in public organizations of ethnic minority women and in order to enhance livelihood opportunities for local residents in the Kontum province.
- Secondly, this thesis can be served as a point of reference for researchers who are interested in status and participation of ethnic minority women in the public sector as well policy makers in order to design culturally appropriated policies and programs in the ethnic minority areas.
13. Further research directions
How has the role of ethnic minority woman in family and society changed in the temporary context?
14. Thesis-related publications (none):
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn