TTLV: Đối chiếu từ tượng thanh, từ tượng hình trong tiếng Hàn và tiếng Việt

Thứ tư - 21/10/2015 22:29

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Hoàng Thiên Thanh                     

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 04/10/1989

4. Nơi sinh: Hà Nội

5.Quyết định công nhận học viên số: 2797/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 28/12/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Đối chiếu từ tượng thanh, từ tượng hình trong tiếng Hàn và tiếng Việt

8. Chuyên ngành: Châu Á học                      Mã số: 60.31.06.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lưu Tuấn Anh, Khoa Đông phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

- Luận văn gồm 150 trang, ba chương : chương 1-cơ sở lý luận, chương 2-phương thức cấu tạo, chương 3-đặc điểm về hoạt động cú pháp và ứng dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình trong hoạt động ngôn  ngữ.

- Luận văn đã tổng hợp và mô tả các phương diện cơ bản về từ tượng thanh, tượng hình trong tiếng Hàn bao gồm một số nghiên cứu về khái niệm chung, đặc trưng cú pháp, phương thức cấu tạo và các hướng ứng dụng trong một số loại hình văn chương, phong cách ngôn ngữ. Ở từng phương diện, luận văn có đối chiếu giữa tiếng Hàn với tiếng Việt, để làm rõ một số điểm khác biệt trong ngôn ngữ và tư duy, văn hóa của hai dân tộc.

- Tiếng Hàn cũng như tiếng Việt đều có sử dụng phương thức láy, ghép, từ hóa hình vị để tạo nên từ tượng thanh, từ tượng hình, trong đó, láy là phương thức chính. Đặc biệt, trong dạng láy, nếu như tiếng Việt dùng vần, thanh điệu để tạo ra từ mới khu biệt về sắc thái nghĩa, thì tiếng Hàn việc sử dụng các phụ âm được coi là công cụ chính để biểu đạt nghĩa của từ. Mối quan hệ giữa âm và nghĩa biểu đạt rất chặt chẽ.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và  nghiên cứu về ngôn ngữ Hàn Quốc.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tác giả luận văn sẽ tiếp tục đi sâu hơn nữa vào việc tìm hiểu và phân tích các đặc trưng của từ tượng thanh, từ tượng hình tiếng Hàn đã đề cập đến trong luận văn, đồng thời mở rộng hướng nghiên cứu về các phương diện khác có liên quan.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

- «Từ tượng thanh, từ tượng hình trong tiếng Hàn và đối chiếu với tiếng Việt» , Khóa luận tốt nghiệp , Tháng 4/ 2011

- «Từ tượng thanh, từ tượng hình trong hoạt động ngôn ngữ của người Việt và người Hàn» , Tạp chí Hàn Quốc, của Hội nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam, ISSN : 2354-0621, số 2(12), tháng 6/ 2015, trang 59~72.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Hoang Thien Thanh                2. Sex: Female

3. Date of birth: 04/10/1989                         4. Place of  birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 2797/2012/QĐ-XHNV-SĐH  Dated: 28/12/2012 of the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi - Vietnam National University

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Comparing onomatopoeia, mimesis in Korean and Vietnamese.

8. Major: Asian studies                                 9. Code: 60.31.06.01

10. Supervisors: Dr. Luu Tuan Anh, The Faculty of Oriental Sudies, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University – Hanoi.

11. Summary of the findings of the thesis:

- Thesis consists of about 150 pages, three chapters:

Chapter 1: Rationale

Chapter 2: Modal structure

Chapter 3: Characteristics about grammar and application of onomatopoeia, mimesis in figurative language activities

- Thesis was synthesized and described the basic aspects of onomatopoeia, mimesis in Korean, including some study research of general concept, feature syntax, structure and using method in some type of literature, language style. The thesis have compared in every single aspect between Korean and Vietnamese, to clarify some difference in language and thought as well as the culture between two countries.

Thesis contributes to document repository, support for the teaching and research on Korean language, as well as guideline for the following research.

- Both Korean and Vietnamese are using reduplicative method, magnetized form in order to make onomatopoeia, mimesis in which, duplicative is the main method. Particularly in reduplicative method, if Vietnamese language uses rhyme, tone to create new words with distinctive nuances, so Korean language uses consonants which considered as the main tool to express the meaning of the word. The relationship between sound and meaning of expression is extremely close.

12. Practical applicability, if any:

The thesis can be a useful reference source for teaching and research on Korean Language.

13. Further research directions, if any:

The thesis’s author will continue to go deeper in finding and analyzing the characteristic of onomatopoeia, mimesis of Korean which mentioned in the thesis, as well as expanding research on other related aspects.

14. Thesis-related publications:

- Onomatopoeic, mimesis in Korean in comparison with Vietnamese, >>> graduation thesis, April 2011.

- Onomatopoeic, mimesis in language activities of Korean and Vietnamese, >>> Korean Magazine, Scientific Study of Vietnam to Korea, ISSN: 2354-0621, No. 2 (12), June 2015, page 59-72.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây